image hoi dap
image hoi dap

Đoạn văn diễn dịch với câu chủ đề Nếu lười biếng thì con người không thể thành công

icon-time6/10/2023

Thành công là gì? Theo quan điểm chung, thành công thường được hiểu là đạt được mục tiêu mà mình đã đề ra hoặc hoàn thành một nhiệm vụ nào đó nhờ sự cố gắng, nỗ lực của bản thân. Vậy nếu ta lười biếng thì liệu có đạt được thành công hay không? Hãy tìm câu trả lời qua Đoạn văn diễn dịch với câu chủ đề Nếu lười biếng thì con người không thể thành công!


Đoạn văn diễn dịch với câu chủ đề Nếu lười biếng thì con người không thể thành công - Mẫu số 1

Bạn có suy nghĩ gì về câu nói: “Nếu lười biếng thì con người không thể thành công”? Theo tôi, “lười biếng” là một thói quen xấu của con người, không muốn nỗ lực, cố gắng hay ngại khó, ngại khổ. Còn “thành công” là thành tựu, kết quả tốt đẹp mà mỗi người hướng đến khi thực hiện mục tiêu của mình. “Lười biếng” và “thành công” là hai vế đối lập, không thể cùng nhau tồn tại. Vì vậy, nếu ta lười biếng thì nhất định sẽ không thể chạm đến thành công. Lười biếng đem lại rất nhiều tác hại cho con người. Thứ nhất, khiến con người trở nên chán nản, ỉ lại, không học hỏi những tri thức, kinh nghiệm để trau dồi bản thân. Thứ hai, khiến công việc bị trì hoãn, làm vụt mất cơ hội và thời cơ trong cuộc đời. Thứ ba, khiến mọi người có cái nhìn không tốt và ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ xung quanh. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận không nhỏ những người vẫn đang chăm chỉ, nỗ lực mỗi ngày để vươn tới đỉnh vinh quang. Đó là Quang Linh- chàng trai 23 tuổi chăm chỉ, không ngại gian khó để đồng hành, chăm sóc sức khoẻ của người dân Việt Nam và cả người dân sinh sống trên địa bàn Angola. Chính sự nỗ lực ấy đã đem đến thành công cho anh, ấy là mang lại một cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc hơn cho những người dân nơi đây. Thử hỏi, nếu lười biếng thì liệu Quang Linh có thể thành công và được mọi người yêu quý như vậy hay không! Cũng cần phân biệt lười biếng với việc cho phép bản thân nghỉ ngơi, thư giãn sau những ngày làm việc mệt mỏi! Tóm lại, lười biếng là một trở ngại lớn của con người trên con đường đi đến thành công. Vì vậy, mỗi người cần có nhận thức đúng đắn, chăm chỉ trau dồi tri thức, kĩ năng để có thể đương đầu với mọi khó khăn và tiến đến thành công của chính mình. Giống như Lỗ Tấn từng nói: “Trên con đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng”

Đoạn văn diễn dịch với câu chủ đề Nếu lười biếng thì con người không thể thành công

Đoạn văn diễn dịch với câu chủ đề Nếu lười biếng thì con người không thể thành công - Mẫu số 2

“Nếu lười biếng thì con người không thể thành công”, đây là một khẳng địng đúng đắn được ông cha ta răn dạy từ xa xưa. Trước hết, “thành công” là những thành quả, trái ngọt mỗi người nhận được từ sự cố gắng, nỗ lực hết mình của bản thân. Nói cách khác, “thành công” luôn gắn liền với “chăm chỉ” và dối lapạ với “lười biếng”, đó là thói quen ngại khó, ngại khổ, không muốn làm việc kể cả đó là bổn phận, trách nhiệm của mình. Hơn nữa, “lười biếng” là “căn bệnh nan y” gây ra cho con người rất nhiều tác hại to lớn. Đầu tiên, khiến ta luôn trong trạng thái chán nản, mệt mỏi với công việc, khiến mọi công việc của ta gặp nhiều khó khăn và thử thách. Tiếp đến, lười biếng khiến ta không dám đối mặt với mọi vấn đề trong cuộc sống, trở thành người chỉ biết đùn đẩy trách nhiệm và ỷ lại vào người khác. Cuối cùng, người lười biếng sẽ không đạt được thành công hay mục tiêu mình đặt ra,khiến ta trở thành nhân tố gây ảnh hưởng đến mọi người và xã hội. Tuy nhiên, trong thực tiễn vẫn có một bộ phận không nhỏ những người luôn chăm chỉ, nỗ lực không ngừng và gặt hái được thành công mà mình mơ ước. Là một vận động viên khuyết tật phải chạy bằng chân giả, Oscar Pistorius được vinh danh là “người không chân chạy nhanh nhất hành tinh”. Và không nằm ngoài mong đợi, bằng sự nỗ lực, cố gắng không ngừng của mình, anh đã vượt qua số phận mà chạy thẳng vào vòng bán kết Olympic London sau khi đánh bại hàng chục vận động viên bình thường khác. Anh đã chạm vào thành công của chính mình, chiến thắng chidnh mình và được tạp chí Time bầu anh vào danh sách “100 người có ảnh hưởng nhất thế giới”. Cũng cần phân biệt lười biếng với việc cho phép bản thân nghỉ ngơi, thư giãn sau những ngày làm việc mệt mỏi. Như vậy, sự lười biếng chính là một trong những thách thức lớn trong cuộc sống của chúng ta, nhưng chúng ta có thể vượt qua nó bằng sự quyết tâm, nỗ lực hơn mỗi ngày. Hãy rèn luyện cho mình những thói quen tích cực để đánh bại sự lười biếng và đạt được thành công trong công việc và cuộc sống.

Đoạn văn diễn dịch với câu chủ đề Nếu lười biếng thì con người không thể thành công

Đoạn văn diễn dịch với câu chủ đề Nếu lười biếng thì con người không thể thành công - Mẫu số 3

Ông bà ta vẫn thường dạy “cần cù bù thông minh” – bài học để tôn vinh phẩm chất chăm chỉ, nỗ lực trong học tập và công việc. Vậy nên ý kiến “Nếu lười biếng thì con người không thể thành công” quả là một ý kiến xác đáng. “Lười biếng” là trạng thái không hoạt động và có sự kháng cự nội tâm, khiến ta không cố gắng và không hành động. Còn “Thành công” là đạt được những mục tiêu, những lí tưởng mà ta phấn đấu, mong muốn có được nó sau một quá trình nỗ lực, phấn đấu. Lười biếng và thành công không bao giờ song hành với nhau mà hơn thế, lười biếng còn gây ra cho con người những thói quen xấu không mong muốn. Trước hết, lười biếng khiến con người trì trệ và không linh hoạt trong mọi tình huống trong cuộc sống. Tiếp đến, khiến ta mắc các tính xấu khác bởi “nhàn cư vi bất thiện”. Ngoài ra, lười biếng khiến ta thất bại trong công việc, không cs dodọng lực vươn lên và đánh mất cơ hội của chính mình. Hơn nữa, ta sẽ tự biến bản thân thành gánh nặng cho tập thể và xã hội. Tuy nhiên, hiện nay vẫn có đại bộ phận người trẻ có cho mình một suy nghĩ tích cực, luôn chịu khó khám phá, tìm tòi. Đó là chàng trai Võ Duy Khánh - người viết những dòng code đầu tiên của ứng dụng Bluezone. Anh đã làm việc trong 48 giờ liên tục cùng đồng để r bản demo đầu tiên, có hôm cả đội thức trắng đêm để làm việc , thâm chí 5-6 giờ sáng vẫn chong đèn ngồi họp bàn kế hoạch. Khi mới ra mắt ứng dụng còn xuất hiện vô số ý kiến trái chiều nhưng sau đó, Bluezone được coi là “app quốc dân” vì đã giúp ích rất nhiều cho việc phòng dịch bệnh Covid 19 tại Việt Nam. Phải chăng, thành công đến với anh là nhờ sự nỗ lực không ngừng nghỉ của bản thân! Không dừng lại ở đó, cần phân biệt lười biếng với việc cho phép bản thân nghỉ ngơi, thư giãn sau những ngày làm việc mệt mỏi, áp lực. Tóm lại, lười biếng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến thatá bại trong cuộc sống. Vậy nên, mỗi người trong chúng ta cần phải nhận biết tác hại của sự lười biếng, cần luôn luôn tự nhắc nhở bản thân phải biết vượt qua sự lười biếng để hoàn thiện bản thân và phấn đấu để đạt được ước mơ của mình

Trần Thùy Dương
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question