image hoi dap
image hoi dap

Đoạn văn ngắn cảm nhận về nhân vật ông Hai

icon-time8/12/2023

Đến với truyện ngắn "Làng" của nhà văn Kim Lân, chúng ta được gặp một người nông dân hiền lành, chất phác, chịu khó với một trái tim yêu làng tha thiết, một linh hồn yêu nước đến nồng nàn - đó chính là nhân vật ông Hai. Hãy cùng Topbee viết đoạn văn ngắn cảm nhận về nhân vật ông Hai nhé!


Đoạn văn ngắn cảm nhận về nhân vật ông Hai- Mẫu 1

“Làng” - một trong những tác phẩm xuất sắc của nhà văn Kim Lân với hình ảnh nhân vật ông Hai, đã mang đến làn gió mới cho diễn đàn văn học Việt Nam thời bấy giờ. Một người nông dân, hiền lành, thiên lương dành cả một tình yêu bao la, tự hào cho ngôi làng mình từng sống, qua lời thoại khoe khang về làng quê của mình, cùng những câu chuyện kể về nỗi khó khăn gian khổ mà ông đã trải qua với mọi người xung quanh, độc giả có thể thấy rõ dòng cảm xúc dạt dào, tự hào, vẻ vang đầy sinh động mà ông dành cho vùng đất nơi mình sinh ra. Nhưng sau đó, khi nhận được tin tức đau lòng về việc làng mình đi theo giặc, ông Hai trở nên buồn bã và tuyệt vọng. Sự thất vọng và mất mát khi nhận được tin làng đã theo giặc như một đòn giáng mạnh vào lòng ông. Ông suy tư lo lắng, trôi nổi giữa biết bao dòng cảm xúc phức tạp, từ tình yêu thương mình dành cho làng cho đến nỗi hụt hẫng, thất vọng khi ngôi làng mình tự hào lại theo kẻ thù của nước, của dân, là một người có tinh thần kháng chiến quyết liệt, một lòng vì đất nước, ông Hai khó lòng mà chấp nhận được điều đó. Ông cũng từng có suy nghĩ trở về làng nhưng rồi ông lại không làm thế bởi ông biết, khi trở lại đồng nghĩa với việc ông sẽ phản bội lại lý tưởng, lòng yêu nước của mình, trở thành một kẻ bán nước theo chân giặc, một hành vi đáng khinh nhờn, lên án. Dưới ngòi bút sáng tác của mình, nhà văn Kim Lân đã vô cùng thành công trong việc khắc họa tâm lý, suy nghĩ, nhận thức của ông Hai trước tình cảnh chớ trêu. Qua đó mà người đọc thấy được hình ảnh của người dân yêu nước, trung thành, tận tụy với lý tưởng, nhận rõ đâu là lẽ phải, đâu là điều sai trái qua hình tượng ông Hai.

Đoạn văn ngắn cảm nhận về nhân vật ông Hai

Đoạn văn ngắn cảm nhận về nhân vật ông Hai- Mẫu 2

Kim Lân - một trong những cây bút hiện thực xuất sắc của nền văn học nước nhà, với các tác phẩm nói về người nông dân, làng quê Việt Nam, Kim Lân đã chiếm trọn được biết bao tình cảm đặc biệt của người đọc dành cho những sáng tác mang tình yêu quê hương, con người, đất nước cao cả của mình. Và truyện ngắn “Làng” đã làm bật lên cái tài, cái sáng tạo của nhà văn khi đã thiết lập nên một nhân vật với dòng cảm xúc, suy tư phong phú, đa dạng. Ông Hai, một người đàn ông làm nghề nông “Bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” sống trong thời kì chống Pháp, như bao người dân khác, ông căm thù bọn thực dân vì đã đến đây xâm lược, cướp của, hại chết biết bao mạng người vô tội. Truyện mở đầu bằng tình cảnh ông Hai vui vẻ, khoe khoang về làng chợ Dầu, ngôi làng với ý chí chiến đấu mãnh liệt, ngay cả khi ông phải xa làng đến nơi tản cư vẫn không quên, dành niềm tự hào mỗi khi nhắc đến làng mình. Nhưng trớ trêu thay, ngôi làng mà ông hẵng còn tự hào, đi đâu cũng khoe cũng nhắc đến lại bị đồn là làng Việt gian, ông ngạc nhiên, sững sờ, bàng hoàng, tê dại cả người, ông yêu làng bao nhiêu thì giờ đây thất vọng bấy nhiêu. Ông Hai không dám ra ngoài, chỉ luẩn quẩn trong nhà, nhạy cảm với mọi thông tin, ông còn nghĩ tới việc quay trở về làng khi bị mụ chủ nhà đuổi. Song ông vẫn tỉnh táo, nước mất thì nhà tan, việc ông quay trở lại ngôi làng đã theo Pháp ấy không khác gì ông cũng đầu hàng đi theo giặc. Lý tưởng, tình yêu với quê hương đất nước mãnh liệt không cho phép ông làm điều đó, đối với ông bây giờ làng theo giặc thì cũng trở thành thù. Những ngày sau ông không biết nói chuyện tâm sự với ai mà chỉ có thể trò chuyện với đứa con nhỏ để vơi đi nỗi khổ tâm, ông nói đến làng với khát khao được ngắm nhìn ngôi làng tươi đẹp, mà ông đã hết lòng trân quý. Cho tới khi nghe được tin làng chợ Dầu được cải chính, ông liền vui vẻ trở lại, tiếp tục khoe khoang mọi nơi về ngôi làng đã chiến đấu anh dũng, cùng ngôi nhà đã cháy của chính mình, ông không bận tâm đến vật chất, thứ mà ông quan tâm nhất hiện tại chỉ niềm tin, sự kì vọng vào sự thật về làng càng được khẳng định mạnh mẽ, thắt chặt hơn. Và qua tình huống câu chuyện, nhà văn Kim Lân đã cho chúng ta thấy được một người nông dân chất phắc, chứa đựng biết bao tâm tư, dạt dào cảm xúc, giữ vững tinh thần một lòng trung thành với tổ quốc, quê hương đất nước, không dễ dàng chìm vào những tiêu cực, lệch lạc, bỏ đất nước theo cái nhu cầu, cái riêng của bản thân.

Huỳnh Ngọc Như
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question