image hoi dap
image hoi dap

Đoạn văn ngắn (khoảng 300 chữ) trình bày về những vấn đề rút ra được từ cuộc đời và sự nghiệp của danh nhân Võ Trường Toản

icon-time11/10/2023

Ai cũng cần có cho mình những phẩm chất tốt đẹp, không ganh đua, tham lam, không làm những điều chỉ có lợi cho riêng bản thân và ảnh hưởng tới người khác, mà hãy sống thật bình yên, có ích, âm thầm làm những điều tốt đẹp cho xã hội. Hãy cùng Topbee viết một đoạn văn ngắn (khoảng 300 chữ) trình bày về những vấn đề rút ra được từ cuộc đời và sự nghiệp của danh nhân Võ Trường Toản có ý nghĩa sâu sắc đối với quá trình rèn luyện phẩm chất của bản thân.


Đoạn văn tham khảo – số 1

Đất nước Việt Nam ta với ngàn năm lịch sử phát triển, không thiếu những người nổi tiếng tài giỏi cống hiến sức mình cho quê hương. Nhưng để tìm ra được người có cả đức lẫn tài, không ganh đua, sẵn sàng rời xa chốn quan trường, lẳng lặng góp sức mình dạy học thì không phải nhiều. Trong lịch sử thời nhà Nguyễn có một người đủ phẩm chất đức và tài đó là danh nhân Võ Trường Toản, Ông vốn gốc là người Mãn Thanh nhưng tổ tiên đã lánh nạn sang Đàng Trong ( Trong tình cảnh nước ta bi chia cắt thành Đàng Trong và Đàng Ngoài ). Sau đó ông lấy vợ và rời vào miền Nam sinh sống và lập nghiệp. Trong khoảng thời gian nước ta gặp cảnh hoạn nạn, tranh đấu thay vì tham gia ủng hộ một đáng phái nào đó, thì Võ Trường Toản lại chọn con đường ở ẩn, không màng chính sự, mở lớp học dạy thêm cho người tài. Với trình độ học rộng hiểu cao nên khi dạy học ông đã có được nhiều học sinh theo học, con số đó lên tới vài trăm người, so với hiện nay thì nó chỉ là một con số nhỏ nhưng đối với nước ta thời xưa, khi người có học thức, biết đọc sách viết chữ chỉ chiếm số ít. Nhiều học sinh tài giỏi của ông sau này thành công đỗ trạng nguyên trở thành quan lớn. Đến khi nhà Nguyễn được thành lập, Nguyễn Ánh lên ngôi vua, hiệu là Sùng Đức đã cho mời Võ Trường Toản vào Gia Định làm quan nhưng bị ông từ chối bởi ông chỉ muốn hướng tới cuộc sống an nhàn không ganh đua, tiếp tục với công việc tìm tòi rèn luyện những người tài giỏi, gián tiếp cống hiến sức mình cho đất nước. Đến khi ông mất, với sự tôn trọng, ngưỡng mộ năm 1852 vua Tự Đức đã ban chỉ "lập đền thờ, hiến ruộng để phụng sự, mỗi năm xuân thu cúng tế" cho ông, vinh danh người thầy giáo nhân dân đức tài. Võ Trưởng Toàn là một người tải giỏi, đức tài đủ cả, không dùng phương pháp giáo dục máy móc mà luôn chủ trường "lấy nghĩa để giáo hoá". Điều đó đã phản ánh đúng lí tưởng của ông trong quá trình dạy học và trao truyền tri thức. Tấm gương danh nhân Võ Trường Toản luôn sẽ là tấm gương sáng để cho thế hệ chúng ta học tập, noi theo ông.

Đoạn văn ngắn (khoảng 300 chữ) trình bày về những vấn đề rút ra được từ cuộc đời và sự nghiệp của danh nhân Võ Trường Toản

Đoạn văn tham khảo - số 2

Danh nhân Võ Trường Toản là một nhà giáo tài giỏi, với sự thông minh và vốn kiến thức sâu rộng, ông theo đuổi trí thức, bởi chỉ có trí thức mới có thể thay đổi và phát triển đất nước, cuộc sống. Thửa xưa việc học vẫn chưa được truyền bá phổ biến, những người được học đa phần là con cháu nhà quan mới có điều kiện học, đối với những người dân thì đó lại chính là thứ xa xỉ, là thứ không quan trọng bằng việc kiếm tiền, nhưng so ra vẫn có những thanh niên có ý chí, nhận thức được tầm quan trọng của việc học. Vì thế mà lớp học của Võ Trường Toàn mở ra trở thành cánh cổng dẫn lối cho những ước mơ thăng tiến của nhưng thanh niên thời xưa. Là một nhà nho lớn với khao khát lan toả tri thức tới học trò, hành động mở trường học dạy học cho hàng trăm học sinh của ông đã giúp ta hiểu được mong muốn lan toả giá trị tri thức của ông. Chỉ cần nuôi dưỡng ngọn lửa tri thức thì giá trị tri thức sẽ được tạo dựng, qua đó những người tài với vốn kiến thức được học sẽ trở thành những quan viên,… Những người có ích cho xã hội, đất nước. Với sự tài giỏi của mình Võ Trường Toàn cũng từng nhận được lời mời của Vua về kinh để làm quan, nhưng là người giản dị, yêu thích sự bình yên ông đã từ chối để tập trung vào công việc xây dựng người tai. Qua đó chúng ta thấy được, học được những phẩm chất tốt đẹp của người thầy Võ Trường Toàn,không bị lợi ích làm mờ mắt, luôn kiên nhẫn, kiên trì với con đường mà mình đã chọn.

Hoàng Như Quỳnh
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question