image hoi dap
image hoi dap

Đọc các đoạn văn sau và trả lời câu hỏi

icon-time27/2/2024

Bài 5: Điều ước của vua Mi-Đát

Câu 1 trang 27 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Đọc các đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

a. Thân cây bàng vững chãi đỡ những cành lớn vươn dài ra xa, cành nhỏ chĩa đều xung quanh. Cành cây nào cũng dày lá. Những chiếc lá non đầu cành chỉ bằng bàn tay em bé, xanh nõn, mỡ màng. Lá già xanh sẫm, dày dặn hơn, to bằng bàn tay người lớn. Lá bàng mọc thành chùm, mỗi chùm năm sáu cái giống hệt một bông hoa xanh nhiều cánh. Tán cây kết dày những bông hoa xanh ấy lặng lẽ che mát một khoảng sân trường.

Vy Anh

- Đoạn văn có nội dung gì?

- Lá bàng được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh nào?

- Theo em, cây bàng đem lại ích lợi gì cho trường của bạn nhỏ?

b. Lá si tuy nhỏ nhưng nhiều nên bao giờ cũng cho bóng mát. Bước vào dưới bóng một cây si, ta cảm thấy mát rượi và quên ngay cái nắng gay gắt ngoài đường. Cây si không bao giờ rụng lá hàng loạt như cây bàng, cây sấu, cây xà cừ, cây xoan. Cây si già hơn cây khác vì chòm râu nhưng cũng luôn trẻ hơn những cây khác vì lá xanh quanh năm.

Theo Băng Sơn

- Đoạn văn tả bộ phận nào của cây si?

- Bộ phận đó được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh nào?

- Tác giả đã nhân hoá cây si bằng cách nào? Cách nhân hoá đó có gì thú vị?

Trả lời

a.

- Đoạn văn có nội dung: Miêu tả cây bàng.

- Lá bàng được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh:

+ Những chiếc lá non đầu cành chỉ bằng bàn tay em bé, xanh nõn, mỡ màng.

+ Lá già xanh sẫm, dày dặn hơn, to bằng bàn tay người lớn.

+ Lá bàng mọc thành chùm, mỗi chùm năm sáu cái giống hệt một bông hoa xanh nhiều cánh.

+ Che mát một khoảng sân trường.

- Lợi ích của cây bàng: Cây bàng đem lại bóng mát cho trường của bạn nhỏ.

b.

- Đoạn văn tả bộ phận: Lá cây si.

- Bộ phận đó được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh:

+ Lá si tuy nhỏ nhưng nhiều nên bao giờ cũng cho bóng mát

+ Cây si không bao giờ rụng lá hàng loạt như cây bàng, cây sấu, cây xà cừ, cây xoan.

+ Cây si già hơn cây khác vì chòm râu nhưng cũng luôn trẻ hơn những cây khác vì lá xanh quanh năm.

- Tác giả nhân hóa cây si trong câu "Cây si già hơn cây khác vì chòm râu nhưng cũng luôn trẻ hơn những cây khác vì lá xanh quanh năm". Điều này giúp cây si trở nên gần gũi, mật thiết với con người.

Hoàng Thùy Phương
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question