image hoi dap
image hoi dap

Đọc hiểu Bà bán cau của Huỳnh Văn Nghệ

icon-time28/9/2023

Là một nhà hoạt động cách mạng, quân sự lớn của Việt Nam, thế nhưng Huỳnh Văn Nghệ lại nổi tiếng với tài năng thi ca, những câu thơ nổi tiếng được nhiều người ca tụng. Hãy cùng Topbee Đọc hiểu Bà bán cau của Huỳnh Văn Nghệ nhé!

Đọc đoạn ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi: 

Bà bán cau

Nắng hạn đường xa nối chân mây...

Còn đi đâu, đi mãi hỡi ai?

Mặc gánh nặng oằn, hai vai chịu,

Dưới trời mưa lửa chỉ chau mày.

Mẹ ơi! Cảnh ấy dẫu trăm năm,

Ngàn năm, hay muôn vạn ngàn năm

Một phút sau này con còn sống

Cảnh kia còn đốt mãi lòng con.

Con đường xe cong uống trên đồng khô,

Xóm làng xa, nắng chang, lim dim ngủ,

Trời cao, cao vút điểm mây khô,

Từ giữa trời xanh: nguồn nắng đổ.

Trên đường cát xa thăm thảm ấy,

Bà bán cau, gánh nặng trên vai oằn,

Lẹ làng đi, dưới chân cát cháy

Nón, dù đâu? Nắng đốt chiếc khăn rằn.

Gió bốc khói tung lên cuồn bụi trắng,

Xóm mờ xa khuất dạng sau rừng tre.

Mồ hôi chảy vòng quanh đôi má rám

Bà bán cau bước mãi dưới trưa hè.

Động lòng, bóng cây thầm nhắc nhủ.

“Bà má ơi! Ghé gánh nghỉ chân già!”

Nhưng không nghe, bà cứ đi, đi mãi,

Nhớ chiều nay, trước ngõ, đám con chờ.

Đọc hiểu Bà bán cau của Huỳnh Văn Nghệ

Đọc hiểu Bà bán cau của Huỳnh Văn Nghệ

Câu 1: Qua tìm hiểu về thông tin trên mạng, em hãy cho biết đôi nét về ông Huỳnh Văn Nghệ?

Câu 2: Thể loại sáng tác của Huỳnh Văn Nghệ là gì?

Câu 3: Em tìm hiểu được những tác phẩm nào của ông?

Câu 4: Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt? Chỉ ra phương thức biểu đạt chính?

Câu 5: Nêu mạch cảm xúc của bài thơ? Từ mạch cảm xúc ấy, em hãy chia bố cục bài thơ?

Câu 6: Tìm những chi tiết miêu tả không gian ở 3 khổ thơ đầu? Trên nền không gian ấy, hình ảnh bà bán cau được khắc họa ra sao? Em có nhận xét gì về cách miêu tả của tác giả?

Câu 7: Thái độ của nhân vật trữ tình đối với bà bán cau?

Câu 8: Không gian buổi trưa ở làng quê được tác giả khắc họa qua những hình ảnh, chi tiết nào?

Câu 9: Trên nền không gian ấy, hình tượng bà bán cau được khắc họa ra sao?


Trả lời câu hỏi Đọc hiểu

Câu 1:

Tác giả Huỳnh Văn Nghệ:

- Ngày sinh: 2/2/1914

- Ngày mất: 5/3/1977

- Quê: làng Tân Tịch, tổng Chánh Mỹ Hạ, tỉnh Biên Hòa (nay thuộc xã Thường Tân, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương).

- Thân thế: sinh ra trong một gia đình nghèo nhưng yêu nước.

- Ông được gọi là thi tướng bởi vì: Là một nhà hoạt động cách mạng, quân sự lớn của Việt Nam, thế nhưng ông lại nổi tiếng với tài năng thi ca, những câu thơ nổi tiếng được nhiều người ca tụng.

Câu 2:

- Thể loại sáng tác: thơ

Câu 3:

- Những tác phẩm em tìm được của ông: "Chiến khu xanh"; "Bên bờ sông xanh"; "Rừng thẳm sông dài"; 'Bà bán cau";…

Câu 4:

- Thể thơ: Tự do

- Các phương thức biểu đạt: Biểu cảm, Miêu tả

- Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm

Câu 5: 

- Mạch cảm xúc của bài thơ đi từ những suy nghĩ sâu sắc của tác giả về thiên nhiên, về hoàn cảnh xã hội bao trùm trong khó khăn tới sự đau xót, thương cảm cho những người dân vẫn đang ngày ngày lao động giữa những khó khăn, nhọc nhằn của thời chiến.

- Em sẽ chia bố cục bài thơ thành hai phần:

+ Phần 1( 3 khổ thơ đầu): suy nghĩ, cảm nhận của tác giả về xã hội đương thời

+ Phần 2( 3 khổ thơ sau): sự thấu cảm, đau xót cho người dân thông qua hình ảnh bà bán cau.

Câu 6:

- Những chi tiết miêu tả không gian trong 3 khổ đầu:

“Nắng hạn đường xa nối chân mây”

“Dưới trời mưa lửa chỉ chau mày”

“Con đường xe cong uống trên đồng khô,”

“Xóm làng xa, nắng chang, lim dim ngủ,”

"Trời cao, cao vút điểm mây khô"

- Trong không gian ấy, hình ảnh bà bán cau hiện ra âm thầm dù trên vai đang oằn mình gánh hàng, khung cảnh xung quanh thì nóng bức, chói chang, cát bụi như muốn thiêu đốt con người.

- Cách miêu tả của tác giả đã cho chúng ta thấy được những vất vả, khổ cực của người dân. Dù có trong hoàn cảnh thời tiết khắc nghiệt đến thế, họ vẫn không chùn bước để hướng tới tương lai.

Câu 7:

- Nhân vật trữ tình “tôi” cảm thấy đau đớn, đồng cảm với bà cụ bán cau cũng như căm phẫn với những tội ác của kẻ cướp nước đã gây ra biết bao cơ cực cho người dân Việt Nam.

Câu 8:

- Không gian đồng quê được khắc họa qua những chi tiết:

Con đường xe cong uống trên đồng khô,

Xóm làng xa, nắng chang, lim dim ngủ

Gió bốc khói tung lên cuồn bụi trắng,

Xóm mờ xa khuất dạng sau rừng tre.

Câu 9: 

- Trên nền không gian ấy, hình tượng bà bán cau được khắc họa là một người phụ nữ chăm chỉ, chịu thương chịu khó. Mặc kệ những khó khăn của thiên nhiên( nắng, cát,…) bà vẫn rảo bước đi nhanh về phía trước nghĩ đến những người con của mình đang chờ đợi ở nhà.

 ---------------------------------------

Trên đây là bài viết Đọc hiểu Bà bán cau của Huỳnh Văn Nghệ. Hi vọng bài viết trên của Topbee sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập. Chúc các bạn học tốt môn văn!

Hoàng Thùy Phương
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question