image hoi dap
image hoi dap

Đọc hiểu Bài hát gọi cây lúa

icon-time19/4/2024

Đối với người Việt Nam ta, cây lúa không chỉ là loại lương thực quý hiếm mà còn là biểu tượng của người nông dân, của những nét đẹp giản dị mộc mạc. Hãy cùng Topbee đến với bài Đọc hiểu Bài hát gọi cây lúa để thấy được giá trị của cây lúa.

Đọc đoạn trích:

Hãy làm đòng, lúa ơi, 

Chưa đủ mồ hôi ư? Ta đồ nữa mồ hôi 

Bao nhiêu mồ hôi thì thóc thêm một tấn? 

Giọt mồ hôi rơi vào mắt thì cay 

Giọt mồ hơi rơi vào môi thì mặn 

Giọt mồ hôi rơi vào đất thì ngọt 

Thành sữa đòng đòng, lúa ơi! 

Chưa đủ mồ hôi ư? Ta đổ nữa mồ hôi 

Ta sẽ nâng để cho cao hơn mặt lũ 

Ta sẽ khuyên trời bão đừng giật gió

Ta sẽ nhìn sao tính chớp bể, mưa nguồn 

Những mất mát trong chiến tranh, ta chưa kịp ngồi buồn 

Ta vui lòng đổi mỗi ngày hòa bình 

Bằng bao giọt màu hồng sáng chỏi
[...]
Ta tin
Vào cây lúa và đất đai rất là chân thật

Vào giọt mồ hôi ta rất là phì nhiêu 

Vào cuộc đời mà ta hằng tin yêu

Sẽ chín vàng như cảnh đồng đầy thóc!

(Trích Bài hát gọi cây lúa, Trần Đăng Khoa, Tuyển tập thơ, NXB Lao Động. 2008, tr 361-364)

Đọc hiểu Bài hát gọi cây lúa

Đọc hiểu Bài hát gọi cây lúa

Câu 1. Xác định thể thơ của đoạn trích.

Câu 2. Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong những dòng thơ sau:

Giọt mồ hôi rơi vào mắt thì cay 

Giọt mồ hơi rơi vào môi thì mặn 

Giọt mồ hôi rơi vào đất thì ngọt 

Câu 3. Nêu nội dung của đoạn thơ sau:

Chưa đủ mồ hôi ư? Ta đổ nữa mồ hôi 

Ta sẽ nâng để cho cao hơn mặt lũ 

Ta sẽ khuyên trời bão đừng giật gió

Ta sẽ nhìn sao tính chớp bể, mưa nguồn 

Câu 4. Từ quá trình làm ra hạt lúa được thể hiện trong đoạn trích trên, anh/chị hãy rút ra bài học về lẽ sống cho bản thân.


Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1. Thể thơ của đoạn trích: tự do

Câu 2. Các biện pháp tu từ được sử dụng trong những dòng thơ trên là:

- Phép điệp cấu trúc: giọt mồ hôi rơi...thì...

- Phép hoán dụ: giọt mồ hôi (chỉ công sức của người nông dân)

- Phép ẩn dụ: ngọt (chỉ một mùa lúa bội thu)

Câu 3.

Nội dung của những dòng thơ:

- Cây lúa nuôi dưỡng con người Việt, cùng người Việt viết lên những trang sử hào hùng. Cây lúa không chỉ mang lại sự no đủ cho con người mà còn trở thành nét đẹp trong đời sống văn hóa và tinh thần. Để cây lúa luôn khỏe mạnh, mùa mang bội thu người dân cần phải bỏ nhiều công sức hơn nữa để bảo vệ, chăm sóc. “Ta” những người nông dân cần phải nâng đê chắn lũ, bảo vệ cây lúa trước những cơn bão bão, gió giật,...trước thiên tai.

- Thể hiện ý chí, lòng quyết tâm của người nông dân trong việc làm ra hạt lúa, góp phần phát triển nên văn hóa lúa nước, xây dựng đất nước giàu đẹp.

Câu 4.

- Quá trình làm ra hạt lúa không hề đơn giản. Để có mùa lúa bội thu chín vàng, có một cánh đồng đầy thóc người nông dân phải đổ biết bao mồ hôi, công sức phải có lòng quyết tâm ý chí và niềm tin.

- Từ đó ta rút ra được bài học về lẽ sống phù hợp: sống phải có mục tiêu của mình, phải kiên trì nỗ lực từng ngày. Nỗ lực, cố gắng hết mình bạn sẽ sớm có được thành công. Bởi những điều tốt đẹp luôn cần thơi gian để tôi luyện, là thành qua sau những tháng ngày cố gắng. Để có thể thu được thành quả tốt đẹp sức lao động là yếu tố quan trọng làm mọi giá trị cuộc sống. Đó là mồ hôi công sức, là những lần vấp ngã. Vì thế cần phải biết trân trọng thành quả lao động của mọi người.

- Tuy nhiên hiện nay cũng có những người sống không có mục tiêu, không biết cố gắng,… cần phê phán.

Hoàng Thảo
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question