image hoi dap
image hoi dap

Đọc hiểu bài thơ Cái cầu của Phạm Tiến Duật (2 đề)

icon-time7/5/2024

Hướng dẫn trả lời 2 đề Đọc hiểu bài thơ Cái cầu của Phạm Tiến Duật trắc nghiệm tự luận chi tiết giúp bạn ôn luyện đề thi Ngữ văn Đọc hiểu đạt kết quả cao.


Nội dung bài Cái cầu của Phạm Tiến Duật

Cha gửi cho con chiếc ảnh cái cầu
Cha vừa bắc xong qua dòng sông sâu
Xe lửa sắp qua, thư cha nói thế,
Con cho mẹ xem - cho xem hơi lâu

Những cái cầu ơi, yêu sao yêu ghê,
Nhện qua chum nước bắc câu tơ nhỏ,
Con sáo sang sông bắc cầu ngọn gió.
Con kiến qua ngòi bắc cầu lá tre.

Yêu cái cầu vồng khi trời nổi gió
Bắc giữa trời cao, vệt xanh vệt đỏ,
Dưới gầm cầu vồng nhà máy mới xây
Trời sắp mưa khói trăng hơn mây.

Yêu cái cầu tre bắc qua sống máng
Mùa gặt con đi đón mẹ bên câu:
Lúa hợp tác từng đoàn nặng gánh
Qua câu tre, văng cả dòng sâu

Yêu cái cầu treo lối sang bà ngoại
Như võng trên sông ru người qua lại,
Dưới cầu nhiều thuyền chở đá chở vôi;
Thuyền buồm đi ngược, thuyền thoi đi xuôi.

Yêu hơn, cả cái cầu ao mẹ thường đãi đỗ
Là cái cầu này ảnh chụp xa xa;
Mẹ bảo: cầu Hàm Rồng sông Mã
Con cứ gọi: cái cầu của cha


Đọc hiểu bài thơ Cái cầu của Phạm Tiến Duật (Tự luận) - Đề 1

Câu 1. Bài thơ kể về một câu chuyện. Đó là câu chuyện gì và người kể là ai?

Câu 2. Từ “cái cầu của cha” bạn nhỏ liên tưởng đến nhiều cây cầu khác. Hãy liệt kê và nêu hình dung của em những cây cầu đó.

Câu 3. Theo em, bạn nhỏ yêu nhất là cây cầu nào? Vì sao?

Câu 4. Tình cảm của bạn nhỏ đối với những cây cầu thể hiện điều gì?

Câu 5. Hình ảnh người cha và người mẹ xuất hiện trong bài thơ gợi cho em suy nghĩ và cảm xúc gì?

Trả lời 

Câu 1: 

- Bài thơ kể về câu chuyện những cây cầu. 

- Người kể chuyện là đứa con. 

Câu 2: 

- Từ "cái cầu của cha" bạn nhỏ liên tưởng đến nhiều cây cầu khác: 

+ Cầu tơ nhỏ con nhện bắc để qua chum nước; cầu ngọn gió con sáo bắc để sang sông; cầu lá tre con kiến bắc để qua ngòi; cầu vồng bắc ngang trời khi trời nổi gió; cái cầu tre bắc qua sông máng; cái cầu treo lối sang bà ngoại; cái cầu ào mẹ thường đãi đỗ.

- Hình dung của em về cây cầu: 

+ Cây cầu được coi như người bạn thân thiết, tri kỉ đồng hành cùng con người theo năm tháng. 

+ Cây cầu là hình ảnh hiện hữu cho vẻ đẹp gần gũi của làng quê Việt Nam. 

+ Cây cầu là nơi chứa đựng những kỉ niệm đẹp đẽ, thân thương. 

Câu 3: 

- Theo em bạn nhỏ yêu nhất cái cầu của cha cầu Hàm Rồng sông Mã. 

- Bởi cây cầu là công lao, tâm huyết, tất cả những hi sinh cống hiến của người cha mình. 

Câu 4: 

- Tình cảm của bạn nhỏ đối với cây cầu: 

+ Luôn biết ơn, trân quý công lao của những người gây dựng nên. 

+ Coi cây cầu là niềm tự hào, sự hãnh diện của quê hương. 

Câu 5: 

- Hình ảnh người cha và người mẹ xuất hiện trong bài thơ gợi cho em suy nghĩ: 

+ Cha mẹ luôn dành cho con những tình cảm, tình yêu thương vô bờ bến, sẵn sàng hi sinh cho chúng ta dù ở bất cứ hoàn cảnh nào. 

+ Cần trân trọng những tình cảm, những hi sinh mà cha mẹ dành cho mỗi chúng ta. 

Đọc hiểu bài thơ Cái cầu của Phạm Tiến Duật

Đọc hiểu bài thơ Cái cầu của Phạm Tiến Duật (Trắc nghiệm) - Đề 2

Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ nào? 

A. Năm chữ

B. Bảy chữ

C. Tám chữ

D. Tự do

Câu 2: Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ.

A. Tự sự 

B. Thuyết minh

C. Biểu cảm

D. Nghị luận

Câu 3: Biện pháp tu từ nào được bạn nhỏ sử dụng để biểu đạt tình cảm dành cho những cây cầu? 

A. So sánh

B. Điệp ngữ

C. Ẩn dụ

D. Nhân hóa

Câu 4: Những cây cầu trong bài hiện lên như thế nào? 

A. Thân thương, mộc mạc, bình dị

B. Hoành tráng, hiện đại

C. Rực rỡ, sáng sủa

D. To lớn, vĩ đại

Câu 5: Bài thơ là lời của ai nói với ai? 

A. Của người con nói với cha

B. Của người con tự nói với chính mình

C. Của người con nói với mẹ

D. Của người cha nói với con

Trả lời

Câu 1: D. Tự do 

Câu 2: A. Tự sự =>> Lời của con nói với mẹ

Câu 3: B. Điệp ngữ =>> yêu cái cầu

Câu 4: A. Thân thương, mộc mạc, bình dị 

Câu 5: C. Của người con nói với mẹ

Hoàng Dung
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question