image hoi dap
image hoi dap

Đọc hiểu bài thơ Chiếc lá lìa cành (2 đề)

icon-time25/4/2024

Hướng dẫn trả lời 2 đề Đọc hiểu bài thơ Chiếc lá lìa cành tự luận chi tiết giúp bạn ôn luyện đề thi Ngữ văn Đọc hiểu đạt kết quả cao


Nội dung bài thơ Chiếc lá lìa cành

Chiếc lá lìa cành

Chiếc lá đã lìa cành
Nhẹ nhàng rơi xuống cội
Một kiếp lá mỏng manh
Không việc gì phải vội

Từ lúc mới chào đời
Trong hình hài của lá
Uống năng lượng mặt trời
Thành cây cao bóng cả

Chắt chiu từng giọt nắng
Thẩm thấu mỗi cơn mưa
Buốt giá cùng sương trắng
Lá nuôi cây giao mùa

Tinh lực giờ đã kiệt
Vóc dáng cũng hao gầy
Không lời chào vĩnh biệt
Lá lặng thầm xa cây ...

(Chiếc lá lìa cành, Đỗ Anh Thư, dẫn theo báo Vietnamnet ngày 25/12/2021)


Đọc hiểu bài thơ Chiếc lá lìa cành - Đề 1

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ.

Câu 2: Xác định phong cách ngôn ngữ văn bản trên.

Câu 3: Tìm và chỉ ra những từ ngữ trong bài thơ nêu lên đặc điểm tồn tại của chiếc lá?

Câu 4: Thông điệp ý nghĩ nhất anh/ chị rút ra được từ khổ thơ đầu tiên của văn bản là gì?

Câu 5: Từ đoạn trích, hãy nêu ý kiến của anh/ chị về mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng trong cuộc sống.

Đáp án

Câu 1:

- Phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ trên là: biểu cảm

Câu 2: 

- Phong cách ngôn ngữ của văn bản trên là: phong cách ngôn ngữ nghệ thuật 

Câu 3:

- Những từ ngữ trong bài thơ nêu lên đặc điểm tồn tại của chiếc lá là: 

+ Uống năng lượng (mặt trời)

+ Chắt chiu giọt nắng,

+ thẩm thấu cơn mưa,

+ Buốt giá cùng sương,

+ Nuôi cây giao mùa. 

Câu 4:

- Thông điệp có ý nghĩa nhất được từ khổ thơ đầu tiên của văn bản là một cuộc sống sẽ diễn ra theo quy trình tự nhiên như một cuộc đời sẽ có sinh với tử, vì vậy hãy trân trọng cuộc sống và sống hết mình nhất có thể.

Câu 5: 

- Mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng trong cuộc sống: là sự gắn bó, đoàn kết, tương trợ gắn bó giúp nhau hướng đến lợi ích cuối cùng, lợi ích của cộng đồng. Một xã hội mỗi cá nhân phải gắn kết với nhau thì mới có thể vững mạnh, phát triển và lan tỏa được nhiều điều tốt đẹp. Bởi trong cuộc sống của con người, không thể tránh khỏi việc mình luôn là một phần trong một tập thể nào đó. Sẽ có những không vì lợi ích chung luôn sống ích ký, gây ra sự phá rối, người sống như vậy rất khó phát triển. Sự phát triển của tập thể là căn cứ để đánh giá sự nỗ lực và phát triển của cá nhân và ngược lại.


Đọc hiểu bài thơ Chiếc lá lìa cành - Đề 2

Câu 1: Xác định thể thơ của văn bản ?

Câu 2: Nội dung chính của bài thơ trên là gì ?

Câu 3: Những dòng thơ sau giúp anh/ chị hiểu gì về vai trò của lá đối với cây? Từ đó hãy mở rộng liên hệ với đời sống con người.

“Chắt chiu từng giọt nắng
Thẩm thấu mỗi cơn mưa
Buốt giá cùng sương trắng
Lá nuôi cây giao mùa”

Câu 4: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong 2 câu thơ sau đây:

"Uống năng lượng mặt trời
Thành cây cao bóng cả"

Đáp án

Câu 1:

- Văn bản trên thuộc thể thơ: tự do

Câu 2:

- Nội dung chính của bài thơ trên: Hình ảnh thiên nhiên cây cối, và thông qua chiếc lá nói về giá trị nhân sinh ẩn sâu trong đó là suy ngẫm về khiếp người.

Câu 3:

- Vai trò của lá đối với cây qua 4 câu thơ sau: sự vất vả, gian nan của lá vây, để tồn tại và mãi xanh tươi và phát triển thì lá cây cần phải chắt chiu từng giọt nắng trải qua bao thử thách để bám trên cành để tồn tại, sau tất cả sự hi sinh, chắt chiu, gian nan của chiếc lá là vì để nuôi cây giao mùa.

- Mở rộng: cây với lá như một phần ẩn ý nói về một khiếp người cuộc sống của chính chúng ta như những chiếc lá ấy vậy. Mỗi cá nhân cần phải ý thức được nhiệm vụ và tinh thần trách nhiệm của mình trong cuộc sống cần phải làm gì và vượt qua điều gì. Hãy sống hết mình vì mỗi người chỉ có một lần sống, cống hiến bằng tất cả khả năng cho xã hội thì xã hội mỗi cá nhân mới tốt đẹp được.

Câu 4:

- Biện pháp tu từ: ẩn dụ và nhân hóa

+ Ẩn dụ: "Uống năng lượng mặt trời"
+ Nhân hóa: "Thành cây cao bóng cả"

- Tác dụng: Gợi liên tưởng tưởng tượng cho người đọc dễ hình dung về nội dung khi mà tác giả đã cho ta thấy chu trình một chiếc lá tồn tại ẩn sâu trong đó là giá trị nhân sinh về con người có sinh có tử. Nhân hóa cây như con người, đồng thời giúp câu văn trở nên sinh động hơn, hình ảnh thơ gần gũi hơn.

Kim Nhung
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question