image hoi dap
image hoi dap

Đọc hiểu bài thơ Tống biệt hành của Thâm Tâm (trắc nghiệm)

icon-time24/10/2023

Con người ai cũng cần có quyết định quan trọng trong tương lai, nhưng để đạt được điều đó thì phải có chí lớn, bởi không a có thể lường trước được những khó khăn thử thách phía trước, nếu không chuẩn bi một tinh thần vững chắc thì sẽ vấp ngã trước ngưỡng thành công. Hãy cùng Topbee đến với bài viết Đọc hiểu bài thơ Tống biệt hành của Thâm Tâm (trắc nghiệm) để thấy được chí lớn đó nhé!

Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi:

Đưa người, ta không đưa qua sông
Sao có tiếng sóng ở trong lòng
Bóng chiều không thắm, không vàng vọt
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong?
Đưa người, ta chỉ đưa người ấy
Một giã gia đình, một dửng dưng…

– Li khách! Li khách! Con đưởng nhỏ,
Chí nhớn chưa về bàn tay không, 
Thì không bao giờ nói trở lại!
Ba năm mẹ già cũng đừng mong.

Ta biết người buồn chiều hôm trước,
Bây giờ mùa hạ sen nở nốt,
Một chị, hai chị cũng như sen,
Khuyên nốt em trai dòng lệ sót.

Ta biết người buồn sáng hôm nay:
Giời chưa mùa thu tươi lắm thay,
Em nhỏ ngây thơ đôi mắt biếc
Gói tròn thương tiếc chiếc khăn tay…

Người đi? Ừ nhỉ, người đi thực!
Mẹ thà coi như chiếc lá bay,
Chị thà coi như là hạt bụi, 
Em thà coi như hơi rượu say.

(“Tống biệt hành” – Thâm Tâm, Thơ Thâm Tâm, 
NXB Văn học, Hà Nội, 1998)

Đọc hiểu bài thơ Tống biệt hành của Thâm Tâm (trắc nghiệm)

Câu hỏi đọc hiểu

Câu 1. Văn bản viết theo thể thơ: 

A. Bảy chữ

B. Tám chữ

C. Năm chữ

D. Lục bát    

Câu 2. Hình ảnh nào được nhắc đến trong văn bản là không gian quen thuộc của những cuộc tiễn đưa trong thơ xưa?

A. Dòng sông

B. Con đường nhỏ

C. Sân ga

D. Bến đò

Câu 3. Buổi tiễn đưa diễn ra vào thời khắc nào trong ngày, mùa nào trong năm?

A. Buổi sáng – mùa thu

B. Buổi sáng – mùa hạ

C. Buổi chiều – mùa thu

D. Buổi chiều – mùa hạ

Câu 4. Lí do “li khách” ra đi “Một giã gia đình, một dửng dưng” là gì?

A. Vì mưu sinh

B. Vì chí lớn

C. Vì nghèo khổ

D. Vì thất tình

Câu 5. Cách nói ẩn dụ “tiếng sóng ở trong lòng”, “đầy hoàng hôn trong mắt trong” mang lại hiệu quả biểu đạt gì cho buổi tiễn đưa?

A. Tạo không khí lãng mạn, góp phần bộc lộ nỗi niềm chia biệt thảng thốt, xót xa trong tâm hồn người đưa tiễn 

B. Tạo không khí cổ kính, góp phần bộc lộ nỗi niềm chia biệt thảng thốt, xót xa trong tâm hồn người đưa tiễn

C. Tạo không khí cổ kính, góp phần bộc lộ nỗi niềm chia biệt đầy lưu luyến, bịn rịn trong tâm hồn người đi lẫn kẻ ở

D. Tạo không khí lãng mạn, góp phần bộc lộ nỗi niềm chia biệt đầy lưu luyến, bịn rịn trong tâm hồn người đi lẫn kẻ ở

Câu 6. “Li khách” “buồn chiều hôm trước”, “buồn sáng hôm nay” không vì điều gì sau đây?

A. “Li khách” là người yếu đuối, dễ bị níu kéo bởi tình cảm gia đình

B. “Li khách” phải từ giã người “mẹ già” mà không hẹn ngày trở lại

C. “Li khách” phải từ giã hai người “chị” đã khóc cạn nước mắt để khuyên em

D. “Li khách” phải từ giã “em nhỏ ngây thơ” chỉ biết “gói tròn thương tiếc” vào “chiếc khăn tay” 

Câu 7. Câu thơ “Người đi? Ừ nhỉ, người đi thực!” gợi lên tâm trạng gì của người đưa tiễn?

A. Ngạc nhiên, phấn khởi, vui mừng

B. Đau buồn, ngẩn ngơ, tiếc nuối

C. Ngẩn ngơ, tiếc nuối, buồn chán

D. Ngẩn ngơ, thảng thốt, bàng hoàng

Câu 8. Dòng nào sau đây thể hiện đầy đủ cách hiểu về “người ấy” trong văn bản?

A. Đó là người ra đi vì chí lớn nhưng đồng thời cũng là một con người giàu tình cảm và giàu trách nhiệm

B. Đó là người ra đi vì chí lớn, sẵn sàng gạt bỏ tình riêng để kiên quyết, mạnh mẽ tiến về phía trước

C. Đó là người ra đi vì chí lớn, bên ngoài cố tạo ra vẻ dửng dưng nhưng bên trong vẫn đau đớn khôn nguôi

D. Đó là người ra đi vì chí lớn nên luôn lạnh lùng, dứt khoát, sẵn sàng bỏ mặc tất cả để kiên quyết lên đường

Câu 9. “Tống biệt hành” có một giọng điệu riêng, “không mềm mại, uyển chuyển” (Hoài Thanh) như nhiều bài Thơ mới cùng thời. Nét riêng trong giọng điệu đó là:  

A. Bâng khuâng, rắn rỏi, gân guốc, quyết liệt

B. Đau buồn, day dứt, luyến tiếc, xót xa

C. Sôi nổi, hồ hởi, dứt khoát, quyết liệt

D. Vội vàng, cuống quýt, nồng nàn, tha thiết

Câu 10. Hình tượng “li khách” trong văn bản gợi lên những suy nghĩ gì về hành trình thực hiện lí tưởng của con người?

A. Đó là hành trình đầy khó khăn, thử thách, đòi hỏi mỗi người phải đánh đổi gia đình, thời gian, tuổi trẻ để đạt đến thành công

B. Đó là hành trình đầy gian nan, vất vả và con người phải đánh đổi thời gian, tuổi trẻ để đạt đến thành công

C. Đó là hành trình đầy khó khăn, thử thách, đòi hỏi cao ý chí quyết tâm, nghị lực vượt khó và cả sự hi sinh ở mỗi người

D. Đó là hành trình đầy khó khăn, thử thách, đòi hỏi cao ý chí quyết tâm, nghị lực vượt khó và sự trải nghiệm của mỗi người


Trả lời câu hỏi

Câu 1: A → Văn bản viết theo thể thơ: bảy chữ

Câu 2: A → Hình ảnh dòng sông được nhắc đến trong văn bản là không gian quen thuộc của những cuộc tiễn đưa trong thơ xưa

Câu 3: D →  Buổi tiễn đưa diễn ra vào thời khắc buổi chiều – mùa hạ

Câu 4: B → Lí do “li khách” ra đi “Một giã gia đình, một dửng dưng” là vì chí lớn

Câu 5: B → Cách nói ẩn dụ tạo không khí lãng mạn, góp phần bộc lộ nỗi niềm chia biệt thảng thốt, xót xa trong tâm hồn người đưa tiễn trong buổi tiễn đưa

Câu 6: A → “Li khách” “buồn chiều hôm trước”, “buồn sáng hôm nay” không vì “Li khách” là người yếu đuối, dễ bị níu kéo bởi tình cảm gia đình

Câu 7: D → Câu thơ “Người đi? Ừ nhỉ, người đi thực!” gợi lên tâm trạng ngẩn ngơ, thảng thốt, bàng hoàng

Câu 8: A →  “người ấy” trong văn bản là người ra đi vì chí lớn nhưng đồng thời cũng là một con người giàu tình cảm và giàu trách nhiệm

Câu 9: A → Nét riêng trong giọng điệu “ Tống biệt hành”  là bâng khuâng, rắn rỏi, gân guốc, quyết liệt khác với thơ mới cùng thời

Câu 10: C →  Hình tượng “li khách” trong văn bản gợi lên những suy nghĩ  về hành trình thực hiện lí tưởng của con ngườ: Đó là hành trình đầy khó khăn, thử thách, đòi hỏi cao ý chí quyết tâm, nghị lực vượt khó và cả sự hi sinh ở mỗi người

Hoàng Như Quỳnh
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question