image hoi dap
image hoi dap

Đọc hiểu Bảo kính cảnh giới bài 38 trắc nghiệm

icon-time2/3/2024

Qua bài Đọc hiểu Bảo kính cảnh giới bài 38 trắc nghiệm chúng ta thấy được lối sống thanh cao, nhẹ nhàng, thể thiện tình yêu mong cầu quê hương, đất nước được bình an của chủ thể. 

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi

BẢO KÍNH CẢNH GIỚI

(Bài 38)

Mấy phen lần bước dặm thanh vân(1),

Đeo lợi(2) làm chi luống nhọc thân.

Nhớ chúa lòng còn đơn một tấc(3),

Âu thì(4) tóc đã bạc mười phân.

Trì thanh cá lội in vừng nguyệt,

Cây tĩnh chim về rợp bóng xuân.

Dầu phải dầu chăng mặc thế,

Đắp tai biếng(5) mảng sự vân vân.

(Trích Quốc âm thi tập, Nguyễn Trãi, phần Vô đề, Nguồn thivien.vn)


Câu hỏi đọc hiểu Bảo kính cảnh giới bài 38 

Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

A. Thất ngôn bát cú Đường luật. 

B. Thất ngôn tứ tuyệt.

C. Ngũ ngôn luật thi.

D. Thất ngôn xen lục ngôn.

Câu 2. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?

A. Nhà vua.

B. Nhân dân.

C. Anh hùng.

D. Nhà thơ Nguyễn Trãi.

Câu 3. Những từ ngữ chỉ thái độ, cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình là:

A. Âu, nhớ, mặc. 

B. Âu, nhớ.

C. Nhọc, biếng.

D. Âu, nhớ, nhọc, biếng, đơn, mặc.

Câu 4. Biện pháp nghệ thuật sử dụng trong hai câu: Trì thanh cá lội in vừng nguyệt,/Cây tĩnh chim về rợp bóng xuân là:

A. Lấy động tả tĩnh.

B. Tả cảnh ngụ tình.

C. Phép đối.

D. Đảo ngữ.

Câu 5. Ý nào sau đây không thể hiện đúng tác dụng của câu thơ 6 chữ: Dầu phải dầu chăng mặc thế?

A. Sự xót xa của bậc yêu nước nhưng bất lực trước sự rối ren của thế sự; qua đó, khẳng định con người chân chính dù bất cứ hoàn cảnh nào luôn giữ vững vẻ đẹp tâm hồn.

B. Thể hiện thái độ xót xa, nuối tiếc của tác giả khi không còn làm quan.

C. Thái độ kiên quyết, dứt khoát không bận tâm trước thế sự đảo điên, trước miệng thế.

D. Câu thơ tạo ấn tượng đặc biệt bởi sáng tạo mởi mẻ, súc tích, cô đọng.

Câu 6. Qua câu thơ: Đeo lợi làm chi luống nhọc thân tác giả thể hiện thái độ gì?

A. Phủ định vai trò của lợi danh, không màng đến cái lợi cho bản thân, mà còn khiến bản thân nhọc nhằn, lao đao.

B. Phủ định vai trò, mục đích của danh lợi và thái độ mệt mỏi, chán nản, biếng lười, ngại chen vào chốn lợi danh khiến bản thân nhọc nhằn.

C. Công danh là mục đích phấn đấu, nên dù nhọc nhằn cũng phải gắng sức.

D. Mệt mỏi, chán nản, biếng lười ngại chen vào chốn công danh, quan trường.

Câu 7. Nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ Bảo kính cảnh giới (Bài 38) là:

A. Sáng tạo thể thơ thất ngôn xen lục ngôn đầy ấn tượng.

B. Ngôn ngữ gần gũi, trong sáng, chắt lọc, hình ảnh biểu tượng.

C. Sử dụng nghệ thuật đối lập, tả cảnh ngụ tình.

D. Cả A, B, C.

Đọc hiểu Bảo kính cảnh giới bài 38 trắc nghiệm

Trả lời câu hỏi

Câu 1: D => Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn xen lục ngôn

Câu 2: D => Nhân vật trữ tình trong bài thơ là Nguyễn Trãi

Câu 3: D => Những từ ngữ chỉ thái độ, cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình là Âu, nhớ, nhọc, biếng, đơn, mặc

Câu 4: C => Biện pháp nghệ thuật sử dụng trong hai câu: Trì thanh cá lội in vừng nguyệt,/Cây tĩnh chim về rợp bóng xuân là phép đối

Câu 5: A => Sự xót xa của bậc yêu nước nhưng bất lực trước sự rối ren của thế sự; qua đó, khẳng định con người chân chính dù bất cứ hoàn cảnh nào luôn giữ vững vẻ đẹp tâm hồn không thể hiện đúng tác dụng của câu thơ 6 chữ: Dầu phải dầu chăng mặc thế

Câu 6: B =>  Qua câu thơ: "Đeo lợi làm chi luống nhọc" thân tác giả thể hiện thái độ phủ định vai trò, mục đích của danh lợi và thái độ mệt mỏi, chán nản, biếng lười, ngại chen vào chốn lợi danh khiến bản thân nhọc nhằn.

Câu 7: D => Nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ Bảo kính cảnh giới (Bài 38) là sáng tạo thể thơ thất ngôn xen lục ngôn đầy ấn tượng, ngôn ngữ gần gũi, trong sáng, chắt lọc, hình ảnh biểu tượng, sử dụng nghệ thuật đối lập, tả cảnh ngụ tình

Hoàng Như Quỳnh
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question