image hoi dap
image hoi dap

Đọc hiểu Bến đò ngày xưa (2 đề)

icon-time25/6/2023

Trả lời câu hỏi Đọc hiểu Bến đò ngày xưa: Xác định thể thơ của văn bản. Chỉ ra những từ ngữ miêu tả trạng thái của cảnh vật trong khổ thơ đầu. Tác dụng của biện pháp tu từ trong câu thơ. Anh/chị thấy được những điều gì trong tâm hồn tác giả qua văn bản trên?

Đọc văn bản sau:

BẾN ĐÒ NGÀY XƯA

Tre rũ rợi ven bờ chen ướt át,

Chuối bơ phờ đầu bến đứng dầm mưa. 

Và dầm mưa dòng sông trôi rào rạt, 

Mặc con thuyền cắm lại đậu trơ vơ.

 

Trên bến vắng, đắm mình trong lạnh lẽo?

Vài quán hàng không khách đứng xo ro.

Một bác lái ghé buồm vào hút điểu, 

Mặc bà hàng sù sụ sặc hơi, ho.

 

Ngoài đường lội hoạ hoằn người đến chợ,

Thủng đội đầu như dội cả trời mưa.

Và hoạ hoàn một con thuyền ghé chở, 

Rồi âm thầm bến lại lặng trong mưa.

(Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh – Hoài Chân, NXB Văn học,2007,tr.216)


Đọc hiểu Bến đò ngày xưa - Đề số 1

Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản. 

Câu 2. Chỉ ra những từ ngữ miêu tả trạng thái của cảnh vật trong khổ thơ đầu.

Câu 3. Tác dụng của biện pháp tu từ trong câu thơ: 

Trên bến vắng, đắm mình trong lạnh lẽo?

Vài quán hàng không khách đứng xo ro.

Câu 4. Anh/chị thấy được những điều gì trong tâm hồn tác giả qua văn bản trên?

Trả lời câu hỏi

Câu 1. 

Thể thơ của văn bản là: bát ngôn.

Câu 2. 

Những từ ngữ miêu tả trạng thái của cảnh vật trong khổ thơ đầu là: ru, rượi, ướt át, bơ phờ, rào rạt, chơ vơ.

Câu 3.  

Trên bến vắng, đắm mình trong lạnh lẽo?

Vài quán hàng không khách đứng xo ro.

- Biện pháp tu từ trong câu thơ trên là: Nhân hóa (vài quán hàng không khách đứng xo ro).

→ Tác dụng: Làm cho câu thơ thêm sinh động, hấp dẫn và giàu tính biểu cảm hơn, đồng thời nhấn mạnh được sự vắng vẻ của những quán hàng vào ngày trời mưa.

Câu 4. Anh/chị thấy được những điều gì  q?

Qua văn bản trên, ta có thể thấy được trong tâm hồn tác giả sự nhạy cảm tinh tế và sâu sắc thông qua cách miêu tả cảnh vật cũng như con người xung quanh mình. 


Đọc hiểu Bến đò ngày xưa - Đề số 2

Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ, các phương thức biểu đạt, chủ đề của văn bản.

Câu 2: Nhận xét và nêu tác dụng của việc sử dụng từ ngữ trong khổ thơ: 

Tre rũ rợi ven bờ chen ướt át 

Chuối bơ phờ đầu bến đứng dầm mưa.

Và dầm mưa dòng sông trôi rào rạt 

Mặc con thuyền cắm lại đậu chơ vơ.

Câu 3: Bài thơ gợi lên một khung cảnh như thế nào? 

Câu 4: Qua bài thơ trên anh/chị nêu cảm nghĩ về quê hương của mình.

Trả lời câu hỏi

Câu 1: 

Phong cách ngôn ngữ của văn bản là: Nghệ thuật.

Phương thức biểu đạt của văn bản là: biểu cảm, miêu tả.

Chủ đề của văn bản là: tình cảm dành cho quê hương và bến đò xưa cũ.

Câu 2: Nhận xét và nêu tác dụng của việc sử dụng từ ngữ trong khổ thơ: 

Tre rũ rợi ven bờ chen ướt át 

Chuối bơ phờ đầu bến đứng dầm mưa.

Và dầm mưa dòng sông trôi rào rạt 

Mặc con thuyền cắm lại đậu chơ vơ.

Khổ thơ trên sử dụng rất nhiều từ ngữ gợi hình như rũ rợi, bơ phờ, rào rạt, chơ vơ,

→ Tác dụng: Làm cho câu thơ thêm sinh động, tăng sức gợi hình, gợi cảm và tạo nhịp điệu cho câu thơ đồng thời nhấn mạnh khung cảnh đìu hiu, hoang vắng ở nơi đây.

Câu 3: 

Bài thơ gợi lên một khung cảnh ạnh lẽo hoang sơ và đìu hiu không một bóng người.

Câu 4: 

Quê hương mỗi người chỉ một và nó là cái nôi yêu thương và nuôi dưỡng tâm hồn và con người em. Mỗi kí ức trong em về quê hương đều rất đẹp và ý nghĩa. Em luôn trân quý và tự hào về quê hương của mình. Có thể nơi đây không giàu có và đầy đủ nhưng nó có gia đình, có cha mẹ, bạn bè và thầy cô, những người rất quan trọng trong cuộc đời em. Dẫu có đi đâu xa đi chăng nữa thì em cũng sẽ luôn nhớ mãi về quê hương mình.


Đọc hiểu Bến đò ngày xưa - Đề số 3

Câu 1: Chỉ ra những từ ngữ miêu tả trạng thái của cảnh vật trong khổ thơ đầu?

Câu 2: Xác định chủ đề của văn bản

Câu 3: Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ:

“Ngoài đường lội hoạ hoằn người đến chợ 

Thúng đội đầu như đội cả trời mưa”

Câu 4: Có ý kiến cho rằng: Bài thơ là tấm lòng của một người yêu thiên nhiên, quê hương tha thiết. Anh/chị có đồng tình với ý kiến đó hay không? Vì sao?

Câu 5: Viết đoạn văn 5 -7 dòng nêu cảm nhận của bản thân về bức tranh quê trong bài thơ trên.

Trả lời đọc hiểu

Câu 1. Những từ ngữ miêu tả trạng thái của cảnh vật trong khổ thơ đầu → rũ rợi, ướt át, bơ phờ, rào rạt, chơ vơ.

Câu 2. Chủ đề của văn bản → Cảnh vật tĩnh lặng và bến đò vắng lạnh sau một ngày mưa gió

Câu 3. + Biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ: so sánh “Thúng đội đầu”, “ Đội cả trời mưa"

+Tác dụng: giúp người đọc dễ dàng hình dung được sự vật, sự việc được nhắc đến và miêu tả một cách cụ thể sinh động. Làm nổi bật được hình ảnh mưa to, gió lớn.

Câu 4. Em đồng tình với ý kiến trên thông qua việc tả cảnh vật sau cơn mưa và tâm trạng buồn lạnh của nhân vật trữ tình. Phải là một người có tình yêu thiên nhiên, quê hương sâu sắc thì mới có thể diễn tả một cách chân thực, sâu sắc đến thế.

Câu 5. → Qua bài thơ trên, nhân vật trữ tình đã đem lại cho em tâm trạng man mát buồn, xen lẫn với cảm giác cô đơn, lạnh lẽo thông qua hình ảnh của cảnh vật đơn sơ, tiêu điều và bến đò vắng vẻ sau cơn mưa. Nhưng đồng thời, lại cho em thấy sự yên bình của làng quê và gợi cho em những kỷ niệm, nỗi nhớ quê hương tha thiết.

---------------------------------- 

Trên đây Topbee đã mang tới cho các bạn những kiến thức bổ ích qua bài Đọc hiểu Bến đò ngày xưa. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp các bạn đạt được kết quả cao trong học tập.

Nguyễn Phương Linh
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question