image hoi dap
image hoi dap

Đọc hiểu Biết rằng xa lắm Trường Sa

icon-time9/12/2023

Cùng Topbee trả lời đọc hiểu Biết rằng xa lắm Trường Sa để thấm thía từng câu thơ của tác giả đều mang nỗi niềm và sự chiêm nghiệm về Trường Sa cùng với con người nơi đây.

Ảnh 1

Đọc hiểu Biết rằng xa lắm Trường Sa - Đề 1

Câu 1: Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ:

A. Thất ngôn

B. Lục bát

C. Tự do

D. Tám chữ

Câu 2: Câu thơ dưới đây sử dụng biện pháp tu từ là:

"Hỡi quần đảo cuối trời xanh

Như trăm hạt thóc vãi thành đảo con"

A. Nhân hóa 

B. Ẩn dụ

C. So sánh

D. Điệp ngữ

Câu 3: Hình ảnh nào nói lên sự mạnh mẽ và vững chắc của Trường Sa.

A. Quần đảo của bốn nghìn năm qua

B. Trăm hạt thóc vãi thành đảo con

C. Sóng bào mãi vẫn không mòn

D. Không giống một chùm thơ ngọt lành

Câu 4: Bài thơ đã khơi gợi đến anh/ chị những tình cảm và trách nhiệm gì với đất nước, với biển đảo quê hương?

A. Khơi gợi ý thức giữ gìn, bảo vệ Tổ quốc.

B. Tình cảm yêu mến, tự hào đối với vùng đất xa xôi của Tổ quốc, đối với những con người đang ngày đêm canh giữ, bảo vệ Trường Sa.

C. Khơi gợi sự biết ơn đối với những con người đang ngày đêm canh giữ, bảo vệ Trường Sa.

D.Tất cả phương án trên.

Câu 5. Hai câu thơ “Biết rằng xa lắm Trường Sa” và “Với tôi quần đảo Trường Sa rất gần” đặt ở vị trí đầu và cuối đoạn thơ mang ý nghĩa như thế nào?

A. Khẳng định Trường Sa xa về khoảng cách địa lí nhưng gần ở trong trái tim, từ đó cho người đọc thấy rằng để khoảng cách không còn là giới hạn hãy cảm nhận điều bản thân hướng đến bằng trái tim.

B. Tác giả cho rằng Trường Sa có khoảng cách địa lí vô cùng xa, thấu hiểu rõ điều đó với khẳng định ở câu thơ cuối cùng để trấn an bản thân.

C. Sự cảm nhận của tác giả về khoảng cách của mình với Trường Sa, nhưng về mặt cảm xúc tác giả cảm nhận Trường xa rất gần với ông.

D. Tất cả phương án trên.

Trả lời đọc hiểu

Câu 1: 

B. Lục bát

Câu 2: 

C. So sánh

Câu 3:

C. Sóng bào mãi vẫn không mòn

Câu 4:

D.Tất cả phương án trên.

Câu 5:

A. Khẳng định Trường Sa xa về khoảng cách địa lí nhưng gần ở trong trái tim, từ đó cho người đọc thấy rằng để khoảng cách không còn là giới hạn hãy cảm nhận điều bản thân hướng đến bằng trái tim.

Đọc hiểu Biết rằng xa lắm Trường Sa - Ảnh 2

Đọc hiểu Biết rằng xa lắm Trường Sa - Đề 2

Câu 1. Hãy chỉ ra những đặc điểm của thơ lục bát được thể hiện qua bốn dòng cuối của đoạn thơ. (Gợi ý : Số dòng, số tiếng ; Vần; Thanh điệu; Nhịp)

Câu 2. Nêu những hình ảnh tác giả sử dụng để miêu tả quần đảo Trường Sa.

Câu 3. Theo em, vì sao nhà thơ khẳng định Với tôi quần đảo Trường Sa rất gần?

Câu 4. Giải thích nghĩa của từ sừng sững. Tại sao tác giả lại lựa chọn kết hợp từ sừng sững với niềm tin trong dòng thơ Ở nơi sừng sững niềm tin?

Câu 5. Bài thơ đã khơi gợi trong em tình cảm và trách nhiệm gì với đất nước, với biển đảo quê hương?

Trả lời đọc hiểu

Câu 1: 

- Số dòng: Gồm 2 dòng có câu 6 tiếng và hai dòng có câu 8 tiến

- Số tiếng: Tiếng cuối của dòng lục vần với tiếng thứ 6 của dòng bát. 

- Vần: Tiếng cuối của dòng bát vần với tiếng cuối của dòng bát tiếp theo.

- Thanh điệu: Tiếng thứ 4 của cả dòng lục và dòng bát là thanh trắc. Tiếng cuối của dòng lục và dòng bát là thanh huyền.

- Nhịp điệu: Nhịp chẵn(2/2/2, 4/4)

Câu 2: 

Bài thơ viết về quần đảo Trường Sa của Tổ quốc. Những hình ảnh tác giả sử dụng để miêu tả địa danh này: quần đảo cuối trời xanh, trăm hạt thóc vãi thành đảo con, sóng bào mãi vẫn không mòn,...

Câu 3: 

Vì quần tác giả luôn yêu mến quần đảo Trường Sa, còn quần đảo Trường Sa luôn nằm trong trái tim tác giả.

Câu 4: 

Sừng sững là từ để tả một vật gì đó to lớn đứng trước mặt hoặc ở phía xa. Vì quần đảo Trường Sa sừng sững giữa nơi tràn đầy niềm tin của nhân dân Việt Nam.

Câu 5: 

Bài thơ đã khơi gợi trong em tình cảm yêu quý, tự hào đối với những nơi xa xôi của Tổ quốc vad những on người ngày đêm anh gác, bảo vệ nhân dân và đất nước. Đọc bài thơ, em cần có trách nhiệm với đất nước, với biển đảo của quê hương, cần có ý thức giữ gìn, bảo vệ Tổ quốc.

Hoàng Dung
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question