image hoi dap
image hoi dap

Đọc hiểu Bình Ngô Đại Cáo (ngày mười tám trận chi lăng...)

icon-time12/12/2023

Đại Cáo Bình Ngô là Bản cáo lớn gửi đến quốc dân đồng bào về chiến thắng oanh liệt của quân dân ta đánh tan được quân Ngô. Hãy cùng topbee Đọc hiểu Bình Ngô Đại Cáo (ngày mười tám trận chi lăng...) nhé !

Đọc hiểu Bình Ngô Đại Cáo (ngày mười tám trận chi lăng...)

Đọc hiểu Bình Ngô Đại Cáo (ngày mười tám trận chi lăng...)-Đề 1 

Câu 1: Đoạn văn bản trên được trích từ tác phẩm nào? Của tác giả nào ? 

Câu 2: Phương thức biểu đạt của đoạn trích trên ? 

Câu 3: Xác định biện pháp tu từ chủ yếu được tác giả sử dụng và nêu tác dụng của hai câu sau? 

“Gươm mài đá, đá núi cũng mòn,

Voi uống nước, nước sông phải cạn.

Câu 4: Xác định nội dung chính của đoạn trích ?

Trả lời câu hỏi đọc hiểu:

Câu 1:

Đoạn văn trích từ Đại cáo bình Ngô/ Bình Ngô đại cáo của tác giả Nguyễn Trãi .

Câu 2:

Phương thức biểu đạt: nghị luận. 

Câu 3:

- Biện pháp tu từ: nói quá ( gươm mài đá, đá cũng mòn; voi uống nước, nước cũng cạn )

-Tác dụng: làm tăng sức gợi, gợi cảm cho sự diễn đạt, thu hút độc giả. Qua đó thấy được sức mạnh, tinh thần anh dũng của nghĩa quân Lam Sơn.

Câu 4: 

-Tái hiện lại các trận đấu chiến thắng vang dội, cho thấy sức mạnh cùng chiến thắng to lớn của nghĩa quân Lam Sơn

-Thể hiện sự thất bại thảm hại của kẻ thù xâm lược .

Đọc hiểu Bình Ngô Đại Cáo (ngày mười tám trận chi lăng...)

Đọc hiểu Bình Ngô Đại Cáo (ngày mười tám trận chi lăng...) - Đề 2

Câu 1: “Ngày mười tám” trong những câu thơ đầu của đoạn trích trên đề cập đến sự kiện nào trong trận Chi Lăng – Xương Giang?

Câu 2: Nêu tác dụng của một biện pháp tu từ trong văn bản?

Câu 3: Bốn câu thơ đầu đã tái hiện điều gì ?

Câu 4: Trong đoạn văn, tác giả viết những câu văn dài có nhiều vế ngắn kết hợp với những câu văn ngắn. Tác dụng của hình thức nghệ thuật này là gì?

Trả lời câu hỏi đọc hiểu:

Câu 1:

“Ngày mười tám” trong những câu thơ đầu của đoạn trích trên đề cập đến sự kiện Liễu Thăng bị quân Lam Sơn phục kích và giết ở ải Chi Lăng - Xương Giang.

Câu 2: 

- Biện pháp tu từ: điệp từ “ ngày”, “ đánh”

- Tác dụng: tạo nhịp điệu hào hùng  cho câu văn, tăng tính cân đối, hài hòa, tăng sức gợi cảm. Nhấn mạnh các chiến công vang dội của nghĩa quân Lam, thể hiện tinh thần anh dũng của cha ông ta.

Câu 3:

Bốn câu thơ đầu tái hiện những chiến công dồn dập, vang dội của nghĩa quân Lam Sơn.

Câu 4:

Trong đoạn văn, tác giả viết những câu văn dài có nhiều vế ngắn kết hợp với những câu văn ngắn có tác dụng: Tạo nhịp điệu hào hùng cho đoạn trích. Tái hiện lại các trận đấu chiến thắng vang, cho thấy sức mạnh cùng chiến thắng to lớn của nghĩa quân Lam. Ngợi ca sức mạnh của quân ta và cho thấy sự thất bại thảm hại của bọn giặc xâm lược.

Quan Diễm Quỳnh
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question