image hoi dap
image hoi dap

Đọc hiểu bò và ếch (2 đề)

icon-time5/4/2024

Trả lời câu hỏi Đọc hiểu bò và ếch trắc nghiệm và tự luận chính xác nhất, bám sát cấu trúc chấm điểm của các Đề thi Ngữ văn phần Đọc hiểu


Nội dung văn bản Bò và ếch

Ếch đang ngồi trên một hòn đá giữa ao cùng các anh chị em của mình. Thỉnh thoảng, ếch lại phóng lưỡi ra bắt lấy một con chuồn chuồn bay ngang qua rồi nhai tóp tép. Nó rất thỏa mãn. Khi nó nhìn lên đồng cỏ, một con bò đang ăn cỏ lọt vào tầm mắt.

“Con vật kia mới to lớn làm sao chứ”, cô em út của ếch há hốc miệng nhận xét.

“Em nghĩ thế thật à?” – Ếch hỏi. “Anh cũng có thể tự biến thành to lớn như thế”, và nó phình ngực lên hết cỡ.

“Con bò vẫn lớn hơn nhiều” – Cô em út nói.

“Ái chà vậy thì anh sẽ biến thành lớn hơn nữa” – Con ếch ngu ngốc bèn huênh hoang. Và nó phình to ra, phình to ra, dãn hết bộ da cho đến khi nó đã căng hết cỡ.

“Con bò vẫn lớn hơn nhiều” – Cô em út nói bằng giọng lí nhí vì sợ người anh lớn sẽ tức giận.

“Anh có thể biến thành to hơn nữa, thật sự anh có thể làm thế” – Con ếch giận dữ hét lên. Và nó phình ra, phình ra nữa cho tới khi – bụp một tiếng to – nó nổ banh xác! Và đó là kết cục của con ếch.

(Trích Ngụ ngôn Aesop, Fulvio Testa kể lại, Huyền Vũ dịch, NXB Văn học)


Đọc hiểu bò và ếch (Trắc nghiệm) - Đề số 1

Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại/tiểu loại nào?

A. Văn bản thơ

B. Văn bản truyện.

C. Văn bản thông tin.

D. Văn bản tản văn.

Câu 2. Nhân vật chính trong truyện là:

A. Bò.

B. Cô ếch út.

C. Ếch.

D. Ếch và cô ếch út.

Câu 3. Việc gì khiến “ếch” tự thấy thỏa mãn? Điều đó thể hiện tính cách gì của nó?

A. Bắt mồi quá dễ dàng. Thể hiện sự ngộ nhận về khả năng của bản thân.

B. Bắt con chuồn chuồn rất dễ dàng. Thể hiện khả năng nhanh nhẹn, giỏi giang.

C. Bắt mồi quá dễ dàng. Thể hiện tài năng vượt trội.

D. Bắt con mồi rất dễ dàng. Thể hiện sự tài giỏi so với đám anh chị em nhà ếch.

Câu 4. Câu “Em nghĩ thế thật à? Anh có thể tự biến mình thành to lớn như thế” bộc lộ suy nghĩ, thái độ gì của con ếch?

A. Ngạc nhiên vì con bò to và tin rằng mình có thể biến to được như nó.

B. Không tin lời cô ếch út nói và muốn chứng minh sức mạnh của mình với em.

C. Không tin là con bò to và tin rằng mình biến thành to như vậy được.

D. Phủ nhận có con vật mạnh hơn mình.

Câu 5. Theo em, hành động phình to hết cỡ của con ếch (tới lần thứ ba) thể hiện điều gì về tính cách nhân vật này?

A. Quá ảo tưởng, hiếu thắng và kiêu ngạo về sức mạnh bản thân.

B. Không hiểu rõ khả năng của bản thân.

C. Kiêu ngạo, tự phụ và không hiểu rõ hạn chế của bản thân.

D. Không muốn cô ếch út thất vọng và tin tưởng vào sức mạnh bản thân.

Câu 6. Chi tiết nào dưới đây thể hiện mâu thuẫn, tạo kịch tính cho câu chuyện trên?

A. Con bò xuất hiện và cô ếch út ngạc nhiên trước sự to lớn của nó.

B. Cô ếch út khen con bò to trước mặt con ếch vốn ngạo mạn, tự phụ.

C. Con bò xuất hiện trước mặt con ếch đang bắt mồi.

D. Cô ếch út khen con bò to trước mặt con ếch vốn kiêu căng.

Câu 7. Vì sao con ếch lại nhận một kết cục bất ngờ như vậy (nổ banh)?

A. Quá kiêu căng, hiếu thắng.

B. Quá tự tin vào năng lực bản thân.

C. Không hiểu rõ đặc điểm/khả năng của bản thân.

D. Tất cả đáp án trên.

Câu 8. Thủ pháp nghệ thuật nào được sử dụng khi liên tưởng đặc điểm có thực của con ếch với ý nghĩa biểu tượng của nó?

A. So sánh.

B. Nhân hóa.

C. Đối chiếu, liên tưởng.

D. Tỷ dụ/ẩn dụ.

Câu 9. Con ếch trong truyện tượng trưng cho kiểu/hạng người nào trong xã hội?

A. Kiêu căng, tự phụ.

B. Ảo tưởng sức mạnh bản thân, hiếu thẳng.

C. Thích thể hiện.

D. Thích chạy đua theo người khác.

Câu 10. Bài học ngụ ý được gửi gắm qua câu chuyện trên là:

A. Những người hay gặp may mắn dễ ảo tưởng vào năng lực của bản thân, cần hiểu rõ những thế mạnh và hạn chế của bản thân, tránh kiêu ngạo.

B. Không nên bị ảnh hưởng bởi những lời khích bác của người khác.

C. Cần rèn luyện kiên trì, bền bỉ để có một sức mạnh, năng lực tốt.

D. Hiểu rõ khả năng của bản thân mình, tránh so sánh, ghen tỵ với người khác.

Trả lời câu hỏi

Câu 1: B. Văn bản truyện. => Có cốt truyện, có nhân vật, có tình huống truyện

Câu 2: C. Ếch. => Cuộc nói chuyện giữa hai con ếch

Câu 3: A. Bắt mồi quá dễ dàng. Thể hiện sự ngộ nhận về khả năng của bản thân. => Thỉnh thoảng, ếch lại phóng lưỡi ra bắt lấy một con chuồn chuồn bay ngang qua rồi nhai tóp tép. Nó rất thỏa mãn.

Câu 4: D. Phủ nhận có con vật mạnh hơn mình. => Ếch cố gắng phình mình lên để to bằng bò

Câu 5: A. Quá ảo tưởng, hiếu thắng và kiêu ngạo về sức mạnh bản thân.

Câu 6: B. Cô ếch út khen con bò to trước mặt con ếch vốn ngạo mạn, tự phụ.

Câu 7: C. Không hiểu rõ đặc điểm/khả năng của bản thân.

Câu 8: D. Tỷ dụ/ẩn dụ.

Câu 9: B. Ảo tưởng sức mạnh bản thân, hiếu thẳng.

Câu 10: A. Những người hay gặp may mắn dễ ảo tưởng vào năng lực của bản thân, cần hiểu rõ những thế mạnh và hạn chế của bản thân, tránh kiêu ngạo.

Đọc hiểu bò và ếch

Đọc hiểu bò và ếch (Tự luận) - Đề số 2

Câu 1: Văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt chính là?

Câu 2: Trong văn bản trên, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì đối với các con vật? Nêu tác dụng

Câu 3: Bài học rút ra từ câu chuyện trên là?

Câu 4: Nếu em là cô ếch trong truyện, em sẽ nói gì khi thấy anh trai mình cố làm những điều không phù hợp với mình (từ 3-5 câu)

Trả lời câu hỏi

Câu 1:

- Văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt chính: Tự sự

Câu 2:

- Trong văn bản trên, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa đối với các nhân vật

- Tác dụng của biện pháp tu từ:

+ Gợi hình, gợi cảm cho nhân vật

+ Nhấn mạnh sự sai phạm của nhân vật trong truyện

Câu 3:

- Bài học rút ra từ câu truyện trên là: Chúng ta không được ảo tưởng, hiếu thắng và quá tự tin vào bản thân mình

Câu 4:

- Nếu em là cô ếch trong truyện em sẽ khuyên anh trai mình không nên phình mình lên để hơn thua với bò. Vì có phình to lên bao nhiêu đi chăng nữa thì cũng sẽ không thể so sánh với con vật to gấp nhiều lần mình. Không chỉ không vượt qua được bò mà còn mang lại kết thúc buồn cho bản thân

Hoàng Thùy Phương
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question