Đọc hiểu Cái đẹp trong thơ kháng chiến Việt Nam: Sức cỏ (2 đề)
Trả lời câu hỏi Đọc hiểu Cái đẹp trong thơ kháng chiến Việt Nam: Nêu những từ ngữ, hình ảnh gợi tả sức cỏ trong văn bản? Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau: Cỏ sống ở ven đê/Gồng sức lên chống lụt.
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
SỨC CỎ
Cỏ sống ở công viên
Ngày ngày người chăm chút
Mặc cho người giẫm đạp
Cỏ công viên tươi tốt
Có khi bị cắt bằng
Khi cỏ đã úa vàng
Cỏ sống ở ven đê
Gồng sức lên chống lụt
Cũng là cỏ đấy thôi
Sống mỗi nơi một khác
Trọn đời cỏ không biếc
Sức non tơ mỡ màu
Sống hết mình xanh biếc
Dẫu thế nào, nơi đâu…!
(Phan Xuân Hạt, Cái đẹp trong thơ kháng chiến Việt Nam, Vũ Huy Thông, NXB Giáo dục 2001,t-317-318)

Đọc hiểu Cái đẹp trong thơ kháng chiến Việt Nam (Sức cỏ) - Đề số 1
Câu 1: Nêu những từ ngữ, hình ảnh gợi tả sức cỏ trong văn bản?
Câu 2: Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau:
Cỏ sống ở ven đê
Gồng sức lên chống lụt
Trả lời câu hỏi đọc hiểu
Câu 1.
Những từ ngữ, hình ảnh gợi tả sức cỏ trong văn bản là: "Mặc cho người giẫm đạp, cỏ công viên tươi tốt; Cỏ sống ở ven đê, gồng sức lên chống lụt."
Câu 2:
"Cỏ sống ở ven đê
Gồng sức lên chống lụt"
- Trong hai câu thơ trên đã sử dụng biện pháp tu từ nhân hoá. “Cỏ sống”; cỏ “gồng sức” chống lụt.
- Tác giả đã dùng những từ ngữ chỉ gọi và tả con người để gọi và tả cây cỏ. Việc sử dụng phép nhân hoá có tác dụng làm cho câu thơ trở nên sinh động và sáng tạo hơn và cho thấy sức mạnh tiềm tàng và mạnh mẽ của cỏ.
Đọc hiểu Cái đẹp trong thơ kháng chiến Việt Nam (Sức cỏ) - Đề số 2
Câu 1: Thông điệp của bài thơ trên là gì?
Câu 2: Xác định phương thức biểu đạt của bài thơ?
Câu 3: Em tìm thấy thông điệp gì trong 2 câu thơ sau
Cũng là cỏ đấy thôi
Sống mỗi nơi mỗi khác
Câu 4: Viết đoạn văn ngắn (khoảng 5-7 câu) trình bày cảm nhận của em về bài thơ “Sức cỏ”.
Trả lời câu hỏi đọc hiểu
Câu 1.
Thông điệp của bài thơ trên là: Hãy sống hết mình, sống thật ý nghĩa dù cho có khó khăn, vất vả, dù cho có chịu nhiều gian nan, thử thách. Hãy sống và cống hiến hết mình để sau này không phải nuối tiếc với cuộc đời của chính mình.
Câu 2:
Phương thức biểu đạt của bài thơ: Biểu cảm
Câu 3:
Cũng là cỏ đấy thôi
Sống mỗi nơi mỗi khác
Qua hai câu thơ trên, em nhận thấy thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm tới người đọc là: Không ai được chọn nơi mình sinh ra và lớn lên nên dù ở đâu thì cũng phải sống là chính mình, hãy sống hết mình và sống thật ý nghĩa.
Câu 4:
Qua bài thơ “Sức cỏ” đã giúp người đọc nhận ra được nhiều thông điệp rất ý nghĩa và sâu sắc. Trong bài thơ, tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hóa là chủ yếu, qua hình ảnh của cỏ tác giả muốn nói về con người. Mỗi người chúng ta đều không được chọn nơi mình sinh ra và lớn lên, ai trong chúng ta cũng sẽ được sống và phát triển trong một hoàn cảnh khác nhau. Thế nhưng chúng ta được chọn cách mình sống. Vì vậy mỗi người hãy sống hết mình với những đam mê, sở thích, ước mơ. Hãy luôn sống kiên cường, dũng cảm vì mỗi người chỉ có một cuộc đời để sống mà thôi. Nếu vượt qua được gian nan, vất vả đó thì ta sẽ gặt hái được thành công rất to lớn.
----------------------------------
Trên đây Topbee đã mang tới cho các bạn những kiến thức bổ ích qua bài Đọc hiểu Cái đẹp trong thơ kháng chiến Việt Nam. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp các bạn đạt được kết quả cao trong học tập.