image hoi dap
image hoi dap

Đọc hiểu chí Ngôn bài 3 (trắc nghiệm)

icon-time8/10/2023

Thơ của tác giả Nguyễn Trãi không chỉ mang hơi hướng cổ điển, ngoài ra trong những bài thơ ấy chất chứa vô vàn giá trị nhân văn của cuộc sống. Vậy để thấy rõ giá trị đó hãy cùng Topbee trả lời toàn bộ những câu hỏi đọc hiểu bài Ngôn chí 3

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Am trúc hiên mai ngày tháng qua

Thị phi nào đến cõi yên hà.

Bữa ăn dầu có dưa muối

Áo mặc nài chi gấm là

Nước dưỡng cho thanh trì thưởng nguyệt

Đất cày ngõ ải lảnh ương hoa.

Trong khi hứng động vừa đêm tuyết

Ngâm được câu thần dặng dặng ca.

(Ngôn chí bài 3 - Nguyễn Trãi – Toàn tập, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1976, tr. 396)

Chú thích:

– Thị phi: lời đồn, những dư luận.

– Cõi yên hà: khói mây, chỉ chốn thanh tịnh, bình yên

– Nài chi: cần gì

– Nước dưỡng: giữ nước ao trong để bóng trăng xuống cho đẹp mà thưởng ngoạn

– Đất cày ngõ ải: cày rồi để cho ải, tức để hấp thụ nắng mưa rồi mới trồng trọt.

– Câu thần: câu thơ hay

– Dặng dặng ca: văng vẳng tiếng đàn, hát vang dội.


Đọc hiểu Ngôn chí bài 3

Câu 1. Thể thơ của bài thơ trên là:

A. Thất ngôn bát cú Đường luật 

B. Thất ngôn xen lục ngôn

C. Ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật 

D. Thơ trường thiên bảy chữ

Câu 2. Chỉ ra các dòng thơ lục ngôn trong văn bản

A. Hai câu đề

B. Hai câu thực

C. Hai câu luận

D. Hai câu kết

Câu 3. Từ ngữ thể hiện lối sống giản dị của nhân vật trữ tình trong bài thơ:

A. Am trúc hiên mai – thị phi

B. Thanh trì - ải lanh

C. Dưa muối – nài chi gấm là

D. Nước dưỡng – đất cày

Câu 4. Hai câu thơ sau sử dụng những biện pháp tu từ gì?

Nước dưỡng cho thanh trì thưởng nguyệt

Đất cày ngõ ải lảnh ương hoa.

A. Phép đối - Ẩn dụ

B. Phép điệp - Ẩn dụ

C. Nhân hóa - Phép điệp

D. Ẩn dụ - Nhân hóa

Câu 5. Hai câu thơ sau có thể hiểu như thế nào

Nước dưỡng cho thanh trì thưởng nguyệt

Đất cày ngõ ải lảnh ương hoa.

A. Giá trị của việc chăm sóc ao nước, đất cày để có thể thưởng trăng và trồng hoa.

B. Lời khuyên hướng tới các giá trị về tinh thần trong tâm hồn.

C. Khi chúng ta nuôi dưỡng được những ý thức tốt đẹp thì chúng ta sẽ được thưởng thức và hưởng những kết quả tốt đẹp từ những suy nghĩ ấy.

D. Lời khuyên cho thấy được sự cố gắng của con người, càng cố gắng càng có được thành quả như ý.

Câu 6. Hai câu thực cho em hiểu điều gì về cuộc sống của Nguyễn Trãi khi cáo quan về ở ẩn?

Bữa ăn dầu có dưa muối

Áo mặc nài chi gấm là

A. Cuộc sống giản dị, thanh bạch

B. Cuộc sống thiếu thốn, khắc khổ

C. Cuộc sống đầy đủ, sung túc

D. Cuộc sống lam lũ, cực nhọc.

Câu 7. Dòng nào không nêu lên đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ:

A. Ngôn ngữ bình dị, tự nhiên

B. Kết hợp câu lục ngôn với câu thất ngôn

C. Phép đối của thơ Đường luật được vận dụng hiệu quả

D. Bài thơ khung cảnh thiên nhiên đẹp và tâm trạng nhàn nhã, thanh thản của nhân vật trữ tình.

Trả lời câu hỏi/ Thực hiện các yêu cầu:

Câu 8. Nêu bố cục của bài thơ và nội dung từng phần.

Câu 9. Phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ đối được sử dụng trong bài thơ.

Câu 10. Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) trình bày quan điểm của em về một bài học em rút ra được từ nội dung bài thơ.

Đọc hiểu chí Ngôn bài 3

Trả lời đọc hiểu:

Câu 1: Chọn B. Thất ngôn xen lục ngôn

Giải thích: Thơ Nôm Đường luật thất ngôn xen lục ngôn là sự sáng tạo của Nguyễn Trãi và các nhà thơ Việt Nam thời trung đại nhằm dân tộc hoá một thể thơ vay mượn của nước ngoài, bằng cách lồng các câu sáu chữ vào các vị trí khác nhau trong bài thơ thất ngôn bát cú.

Câu 2: Chọn B. Hai câu thực

Giải thích: 

Bữa ăn dầu có dưa muối

Áo mặc nài chi gấm là

Câu 3: Chọn C. Dưa muối – nài chi gấm là

Giải thích: 

Dưa muối - món ăn giản dị chế biến từ cây dưa được trồng hoặc mọc dại thời bấy giờ

Nài chi gấm là - Không quan trọng gấm vóc lụa là 

Câu 4: Chọn A. Phép đối - Ẩn dụ

Giải thích: 

Phép đối: Nước dưỡng >< Đất cày

Ẩn dụ: Nước với vai trò giữ gìn sự thanh khiết để thưởng thức và chiêm ngưỡng ánh trăng cũng như con người giữ gìn sự liêm khiết và cốt cách cao cả để cuộc sống được than nhàn

Câu 5: Chọn C.  Khi chúng ta nuôi dưỡng được những ý thức tốt đẹp thì chúng ta sẽ được thưởng thức và hưởng những kết quả tốt đẹp từ những suy nghĩ ấy.

Câu 6: Chọn A. Cuộc sống giản dị, thanh bạch 

Câu 7: Chọn D.  Bài thơ khung cảnh thiên nhiên đẹp và tâm trạng nhàn nhã, thanh thản của nhân vật trữ tình.

Câu 8:

Bố cục của bài thơ và nội dung từng phần: 

- Hai câu đề: Cuộc sống ấn dật bình yên chốn thôn quê;

 - Hai câu thực: Sự thanh bạch, giản dị trong cách ăn, mặc. 

- Hai câu luận: Những thú vui di dưỡng tinh thần 

- Hai câu kết: Cảm hứng đến, Nguyễn Trãi cất bút làm thơ.

Câu 9:

- Nghệ thuật đối xuất hiện trong hai câu thực và hai câu luận:

 Bữa ăn >< Áo mặc; dầu có >< nài chi; dưa muối >< gấm là. 

Nước dưỡng >< Đất cày; cho thanh >< ngõ ải; trì thưởng nguyệt >< lảnh ương hoa.

 - Tác dụng:

 + Nhấn mạnh cuộc sống giản dị, thanh bạch của Nguyễn Trãi khi về ở ẩn tại quê nhà: Không cầu kì trong ăn uống, tạo những thú vui nuôi dưỡng tinh thần. 

+ Tạo sự cân xứng, hài hòa cho lời thơ.

Câu 10

Nguyễn Trãi không chỉ cho độc giả thấy được giá trị của việc sử dụng thành công thơ chữ Nôm và nhiều biện pháp đi cùng trong bài Ngôn chí 3. Không chỉ là những giá trị đó tác phẩm còn là bài học ý nghĩa nhất đối với em chính từ sự giản dị trong lối sống. Đôi khi, sự giản dị ấy đem đến cho chúng ta sự thanh bình, giúp chúng ta quên đi những muộn phiền, những điều tăm tối ngoài kia, thanh lọc tâm hồn nhằm tạo bước ngoặt giúp mỗi người đạt được những ước muốn, kết quả luôn tốt đẹp và suôn sẻ hơn trong cuộc sống. Đồng thời bài thơ trên của tác giả Nguyễn Trãi cũng như một thông điệp muốn truyền tải tới những cá nhân đang sống hoang phí, xả láng, để góp phần ý thức được hành động của bản thân trong việc tiết kiệm và trân trọng cuộc sống.

Hoàng Dung
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question