image hoi dap
image hoi dap

Đọc hiểu Chiều hôm nhớ nhà (Ngữ văn 8 Kết nối tri thức)

icon-time26/6/2023

Tổng hợp kiến thức trọng tâm của tác phẩm Chiều hôm nhớ nhà bao gồm Giới thiệu tác giả - tác phẩm, bài soạn, sơ đồ tư duy tác phẩm Chiều hôm nhớ nhà - SGK Ngữ Văn 8 Kết nối tri thức.


A. Tác giả - Tác phẩm Chiều hôm nhớ nhà


I. Tác giả

1. Tiểu sử

- Bà Huyện Thanh Quan sinh năm 1805, tên thật là Nguyễn Thị Hinh

- Quê quán: Thành phố Hà Nội, nước Việt Nam. 

- Bà sinh ra và lớn lên trong một gia đình giàu truyền thống văn hóa. Cha của bà là thủ khoa năm 1783 là một cựu thần trong điều đình nhà Lê. Từ nhỏ bà theo học danh sĩ Phạm Qúy Thích - một tiến sĩ đời nhà Lê và là bạn thân của đại thi hào Nguyễn Du. 

- Bà kết hôn cùng với ông Lưu Nguyên Ôn, người làng Nguyệt Áng, huyện Thanh Trì, làm Tri huyện Thanh Quan vào thời vua Nguyễn, bởi vậy bà được gọi theo chức vụ của chồng, từ đó bà có tên Bà Huyện Thanh Quan. 

- Bà đã từng được vua Tự Đức mời vào cung làm “Cung trung giáo tập” để dạy học cho các cung phi và công chúa. 

- Bà Huyện Thanh Quan xếp hạng nổi tiếng thứ 598 trên thế giới và thứ 1 trong danh sách Nhà thơ nổi tiếng.

2. Sự nghiệp sáng tác 

- Các tác phẩm của Bà Huyện Thanh Quan, bà luôn thể hiện được tài năng thiên bẩm, một người có trí thức, tâm hồn thanh tao, một người phụ nữ sâu sắc mang trong mình những suy nghĩ cho đất nước, quê hương và gia đình. Bà là tấm gương về lòng trung hiếu, một người phụ nữ vì gia đình  mà thế hệ sau chắc chắn phải học hỏi. 

- Sáng tác không nhiều nhưng những tác phẩm của Bà Huyện Thanh Quan đều thể hiện sự tài tình trong cách chơi chữ, đối vần điệu đúng luật nhưng vẫn mang đủ nét nữ tính vào trong thơ ca và trên hết là tấm lòng nhớ thương nước, thương nhà đau đáu, khôn nguôi của người con đất Việt. 

- Hồn thơ của bà không chỉ bắt nguồn từ cái nôi của gia đình có truyền thống khoa bảng mà trên chính chính tại mảnh đất quê hương của bà - nơi xưa đã từng là nơi công chúa Từ Hoa, con gái của vua Thần Tông nhà Lý vào thế kỷ XII lập trại dạy cung nữ trồng dâu nuôi tằm. 

- Các tác phẩm thơ ca bằng chữ Nôm của Bà Huyện Thanh Quan bao gồm: 

+ Qua chùa Trấn Bắc

+ Qua Đèo Ngang

+ Chiều hôm nhớ nhà

+ Tức cảnh chiều thu

+ Cảnh đền Trấn Võ

+ Cảnh Hương sơn.

Đọc hiểu Chiều hôm nhớ nhà (Ngữ văn 8 Kết nối tri thức)

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh xuất xứ

- Dưới triều Tự Đức, Bà Huyện Thanh Quan được mời về kinh nhậm chức Cung trung giáo tập để dạy các công chúa, cung phi. Sống trong cung đình nhưng bà tự coi mình như kẻ “lữ thứ”, tấm lòng của bà luôn luôn hướng về chốn “Chương Đài”. Bài thơ “Chiều hôm nhớ nhà” được bà viết nên trong thời gian ấy.

2. Thể loại

Thất ngôn bát cú Đường Luật

3. Nội dung

- Nội dung: Hai bài thơ chứa một niềm tâm sự hoài cổ, nuối tiếc thời xưa được thể hiện qua nghệ thuật miêu tả cảnh để bộc lộ tình của tác giả.

4. Nghệ thuật

- Bài thơ được làm theo thể thơ Đường luật mẫu mực, phong vị cổ điển, lời ít ý nhiều. 

- Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình với ngôn ngữ tinh tế mà đượm buồn. 

- Sử dụng điển cổ: Chương Đài để thể hiện sự mong mỏi xa cách giữa tác giả và người thân, quê hương gia đình.


B. Trả lời câu hỏi đọc hiểu bài Chiều hôm nhớ nhà

Câu 1. Nhận định nào sau đây đúng với bài thơ Chiều hôm nhớ nhà?

A. Đây là bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật.

B. Đây là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.

C. Đây là bài thơ ngũ ngôn bắt cú Đường luật.

D. Đây là bài thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật.

Câu 2. Yếu tố nào sau đây không có tác dụng giúp ta nhận biết thể thơ của Chiều hôm nhớ nhà?

A. Cách gieo vần, ngắt nhịp trong bài thơ

B. Tính chất đối của một số cặp câu thơ

C. Biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ

D. Số tiếng trong mỗi câu thơ và số câu trong bài thơ

Câu 3. Nghệ thuật đổi được thể hiện ở những cặp câu thơ nào?

A. Cặp câu 1 - 2 và 7 - 8

B. Cặp câu 1 - 2 và 3 - 4

C. Cặp câu 3 - 4 và 5 - 6

D. Cặp câu 5 - 6 và 7 - 8

Câu 4. Những câu nào trong bài thơ có tiếng hiệp vẫn?

A. Các câu 1 - 3 - 5 - 7 - 8 

B. Các câu 1 - 2 - 4 - 6 - 8

C. Các câu 1 - 2 - 3 - 4 - 5

D. Các câu 4 - 5 - 6 - 7 - 8

Câu 5. Biện pháp tu từ nào được tác giả sử dụng ở hai câu thơ sau?

Gác mái ngư ông về viễn phố,

Gõ sừng mục tử lại cô thôn.

A. Biện pháp tu từ so sánh

B. Biện pháp tu từ nhân hoá

C. Biện pháp tu từ đảo ngữ

D. Biện pháp tu từ nói quá

Câu 6. Trong bài thơ, cảnh thiên nhiên và bức tranh sinh hoạt của con người có mối liên hệ như thế nào?

A. Cảnh thiên nhiên làm nền để tôn lên vẻ đẹp bức tranh sinh hoạt của con người. 

B. Cảnh thiên nhiên và bức tranh sinh hoạt hoà điệu với nhau, cùng thể hiện nỗi niềm của nhà thơ.

C. Cảnh thiên nhiên có sắc thái riêng, không liên quan gì đến bức tranh sinh hoạt của con người.

D. Bức tranh sinh hoạt làm nền để tôn lên vẻ đẹp đượm buồn của bức tranh thiên nhiên.

* Trả lời câu hỏi

Câu 1. Dựa vào đâu để có thể khẳng định Chiều hôm nhớ nhà là một bài thơ trữ tình? 

Các yếu tố thể hiện Chiều hôm nhớ nhà là một bài thơ trữ tình:

- Bộc lộ trực tiếp cảm xúc mãnh liệt của người viết.

- Nhân vật trữ tình vừa mang tính cá thể vừa mang tính phổ quát.

- Có cách tổ chức ngôn ngữ đặc biệt.

Câu 2. Những hình ảnh nào trong bài thơ có tác dụng làm nổi bật nhan đề Chiều hôm nhớ nhà?

Các hình ảnh trong bài thơ có tác dụng làm nổi bật nhan đề Chiều hôm nhớ nhà: trời chiều, cô thôn, lữ thứ, hoàng hôn.

Câu 3. Em cảm nhận như thế nào về phong cảnh thiên nhiên và bức tranh sinh hoạt của con người được khắc hoạ trong bài thơ?

Phong cảnh thiên nhiên và bức tranh sinh hoạt của con người được khắc hoạ trong bài thơ: không gian của một vùng quê rộng lớn. Chiều buồn nhất và cũng là khoảng thời gian thường xuất hiện trong thơ bà Huyện Thanh Quan. Con người trong cuộc sống bộn bề, ồn ào đôi khi vẫn tìm về với sự bình yên, an trú nơi mẹ thiên nhiên và đó cũng là tìm bình yên cho chính lòng mình.

Câu 4. Tâm trạng của tác giả thể hiện như thế nào trong bài thơ?

Tâm trạng tác giả mang tiếng nói của tầng lớp quý tộc phong kiến đang ở giữa ranh giới của bờ vực suy tàn, những bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan thể hiện một khía cạnh tư tưởng của văn học thế kỷ 18-19, phản ánh tâm tư của từng tầng lớp nho sĩ lúc bấy giờ. Bài thơ cũng thể hiện tâm trạng hoài niệm, nhớ mong của vị vua thời Hậu Lê. Đặt bài thơ của nữ sĩ trong một bối cảnh lịch sử tương tự, lại càng thấy được nỗi buồn sâu sắc trong lòng - một nỗi buồn thời cuộc.

Câu 5. Đọc các chú thích trong văn bản, em có nhận xét gì về cách dùng từ ngữ của tác giả?

Cách dùng từ ngữ của Bà Huyện Thanh Quan: Lời thơ trang nhã, sử dụng nhiều từ Hán Việt (bảng lảng, hoàng hôn, ngư ông, viễn phố...) tạo nên phong cách trang trọng, cổ kính, nhạc điệu trầm bổng hấp dẫn.

---------------------------------- 

Trên đây Topbee đã mang tới cho các bạn những kiến thức tổng hợp về tác giả -  tác phẩm, bài soạn, sơ đồ tư duy của văn bản Chiều hôm nhớ nhà. Những câu trả lời dựa trên ngữ liệu văn bản, được chắt lọc kỹ càng đảm bảo chính xác nhất. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt.

Đoàn Thị Thu Huyền
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question