image hoi dap
image hoi dap

Đọc hiểu Chiều xuân ở thôn Trừng Mại (Trắc nghiệm)

icon-time12/3/2024

Trả lời câu hỏi Đọc hiểu Chiều xuân ở thôn Trừng Mại chính xác nhất, bám sát cấu trúc chấm điểm của các đề thi Ngữ văn phần Đọc hiểu


Nội dung bài thơ Chiều xuân ở thôn Trừng Mại

Chiều xuân ở thôn Trừng Mại

Phân phất mưa phùn xâm xẩm bay

Mặc manh áo ngắn giục trâu cày

Nàng dâu sớm đã gieo dưa đó

Bà lão chiều còn xới đậu đây

Mía cạnh giậu tre đang nảy ngọn

Khoai trong đám cỏ đã xanh cây

Điền viên nghĩ thật nguồn vui thú

                                              (Nguyễn Bảo)


Đề đọc hiểu Chiều xuân ở thôn Trừng Mại - Trắc nghiệm

Câu 1. Bài  thơ trên viết theo thể thơ nào?            

A. Thất ngôn tứ tuyệt                                

B. Ngũ ngôn        

C. Thất ngôn bát cú                                  

D. Song thất lục bát

Đáp án: C. Thất ngôn bát cú      

Giải thích: Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật là một thể thơ gồm có 8 câu, mỗi câu có 7 chữ, tổng số chữ của một bài thơ được viết theo thể Thất ngôn bát cú Đường luật là 56 chữ

Câu 2. Hai câu thơ đầu của bài thơ gieo vần nào?

A. Vần chân, vần liền                                     

B. Vần lưng, vần liền        

C.Vân chân, vần cách                                     

D. Vần lưng, vần cách

Đáp án: A. Vần chân, vần liền

Giải thích

Vần chân: Vần được gieo ở cuối dòng thơ.

Vần liền:  Vần được gieo liên tiếp ở các dòng thơ

Câu 3. Bài thơ có thể chia bố cục theo thứ tự nào?  

A.  Đề, thực, luận, kết                                 

B. Luận, kết, đề, thực

C.  Đề, luận, kết, thực                                

D. Thực, luận, đề, kết

Đáp án: A.  Đề, thực, luận, kết

Giải thích: 2 câu đề, 2 câu thực, 2 câu luận, 2 câu kết

Câu 4. Câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ nào?

Phân phất mưa phùn xâm xẩm bay

A. Nhân hoá                                                

B. So sánh

C. Đảo ngữ                                                   

D. Điệp ngữ

Đáp án: C. Đảo ngữ

Giải thích: Trật tự đúng phải là:mưa phùn phân phất

Câu 5. Theo em, việc sử dụng các biện pháp tu từ trong câu thơ (trong câu hỏi 3) có tác dụng gì?

A. Gợi bức tranh mùa xuân thôn dã thật bình dị với mưa xuân hoà vào không khí thật nhẹ nhàng

B. Gợi trạng thái mưa đầu xuân.

C. Gợi bức tranh lao động đầu xuân.

D. Đầu xuân có mưa phùn khiến cây cối đâm chồi nảy lộc.

Đáp án: A. Gợi bức tranh mùa xuân thôn dã thật bình dị với mưa xuân hoà vào không khí thật nhẹ nhàng

Giải thích: Biện pháp tu từ làm cho bức tranh thêm sinh động, có hồn.

Câu 6. Em hiểu thế nào là “thú điền viên”?

A. Thú vui nơi thôn dã, ruộng vườn, thường để chỉ những vị quan lui về ở ẩn.                                

B. Thú vui nơi thôn dã, ruộng vườn của các nho gia.

C. Thú vui ở ẩn của các vị quan sau khi thôi chốn quan trường.

D. Thú vui ở ẩn của các vị vua sau khi nhường ngôi.

Đáp án: A. Thú vui nơi thôn dã, ruộng vườn, thường để chỉ những vị quan lui về ở ẩn

Giải thích: Giải thích nghĩa từ Hán Việt

Câu 7. Theo em, đâu là nội dung chính của bài thơ?

A. Thể hiện tình yêu với những vần thơ giản dị, chân chất.                                

B. Thể hiện tình cảm dành dành cho cảnh quê.

C. Thể hiện tình yêu quê hương, đất nước; yêu cuộc sống, con người của tác giả.                      

D. Thể hiện vẻ đẹp của bức tranh lao động bình dị trong một gia đình dân cày.

Đáp án: C. Thể hiện tình yêu quê hương, đất nước; yêu cuộc sống, con người của tác giả

Câu 8. Tình cảm, cảm xúc tác giả gửi gắm trong bài thơ là gì?

A. Thương người dân cày vất vả, lam lũ.                                                        

B. Nhớ cảnh mưa phùn của quê hương tác giả.

C. Nhớ cảnh điền viên khi ở quê nhà.

D. Tình cảm yêu thương, gắn bó tha thiết với quê hương của tác giả.

Đáp án: D. Tình cảm yêu thương, gắn bó tha thiết với quê hương của tác giả

Đọc hiểu Chiều xuân ở thôn Trừng Mại (Trắc nghiệm)

Trả lời câu hỏi đọc hiểu Chiều xuân ở thôn Trừng Mại - Tự luận

Câu 9. Bức tranh quê hương được tác giả vẽ lên là bức tranh thôn dã bình dị và lồng trong đó là sự gắn kết giữa nhà thơ và người làm ruộng, là bức tranh lao động bình dị của một gia đình dân cày. Em có đồng ý với ý kiến đó không, tại sao?

Em đồng ý với ý kiến Bức tranh quê hương được tác giả vẽ lên là bức tranh thôn dã bình dị và lồng trong đó là sự gắn kết giữa nhà thơ và người làm ruộng, là bức tranh lao động bình dị của một gia đình dân cày.

Lý do: Toàn cảnh bài thơ là những công việc mà người nông dân thực hiện trong một ngày: đánh trâu đi cày, người vợ gieo dưa, mẹ già xới đậu. Đây chính là khung cảnh dân dã, bình dị mà người đọc có thể tìm thấy ở bất cứ làng quê nào. A cũng có công việc, ai cũng miệt mài mặc cho mưa phùn đang lất phất. Vì mùa xuân gieo hạt, những ngày sau sẽ bội thu, đó cũng là một trong những tập tục của vùng nông thôn bấy giờ. Và tác giả không thực hiện những công việc ấy, nhưng ông hòa nhịp được vào guồng quay đó, vậy nên mới hiểu và chi tiết những hoạt động trong ngày của họ đến vậy và cảm thấy thích thú với cuộc sống điền viên.

Câu 10. Từ văn bản trên hãy viết đoạn văn khoảng 5 đến 7 câu nêu ý nghĩa của việc sống hòa hợp với thiên nhiên. Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất 1 phép liên kết (Gạch chân dưới từ ngữ thể hiện phép liên kết).

Đến thời điểm hiện tại, hầu như giới trẻ đều đã hiểu được thiên nhiên có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống của con người. Vậy nên, mỗi người đều đã có ý thức để bảo vệ thiên nhiên, học cách sống hòa hợp với thiên nhiên xung quanh mình. Từ chăm lo cành cây, ngọn cỏ đến việc giữ gìn sạch sẽ môi trường sống, thiên nhiên cũng “đáp lễ” cho con người bằng một bầu trời trong xanh, bằng những trận mưa xuân cho chồi non mơn mởn. Và trong tương lai, môi trường sẽ ngày càng cải thiện hơn nếu con người chúng ta vẫn giữ được những thói quen tốt mỗi ngày. 

Ngọc Hương
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question