image hoi dap
image hoi dap

Đọc hiểu Chống nạn thất học (Hồ Chí Minh) (2 đề)

icon-time25/4/2024

Trả lời câu hỏi Đọc hiểu Chống nạn thất học (Hồ Chí Minh) trắc nghiệm và tự luận chính xác nhất, bám sát cấu trúc chấm điểm của các Đề thi Ngữ văn phần Đọc hiểu


Nội dung bài Chống nạn thất học (Hồ Chí Minh)

Quốc dân Việt Nam!
Khi xưa Pháp cai trị nước ta, chún thi hành chính sách ngu dân. Chúng hạn chế mở trường học, chúng không muốn cho dân ta biết chữ để dễ lừa dối dân ta.
Số người Việt Nam thất học so với số nước là 95 phần trăm, nghĩa là hầu hết người Việt Nam mù chữ. Như thế thì tiến bộ làm sao được?
Nay chúng ta đã giành được quyên độc lập. Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này, là nâng cao dân trí.
Chính phủ đã ra hạn trong một năm, tất cả mọi người Việt Nam đều phải biết chữ quốc ngữ. Chính phủ đã lập một Nhà Bình dân học vụ để trông nom việc học của dân chúng.
Quốc dân Việt Nam!
Muốn giữ vững độc lập.
Muốn làm cho dân mạnh nước giàu.
Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ.
Những người đã biết chữ hãy dạy cho những người chưa biết chữ, hãy góp sức vào bình dân học vụ, như các anh chị em trong sáu, bảy năm đã gâ phong trào truyền bá quốc ngữ, giúp đồng bào thất học.
Những người chưa biết chữ hãy gắng sức mà học cho biết đi. Vợ chưa biết thì chồng bảo, em không biết thì anh bảo, cha mẹ không biết thì con bảo, người ăn người làm không biết thì chủ nhà bảo, các người giàu có thì mở lớp học tư gia dạy cho những người không biết chữ ở hàng xóm láng giềng, các chủ ấp, chủ đồn điền, chủ ầm mỏ, nhà máy thì mở lớp học cho những tá điền, những người làm của mình.
Phụ nữ lại càng cần phải học, đã lâu chị em bị kìm hãm, đây là lúc chị em phải cố gắng để kịp nam giới, để xứng đáng mình là một phần tử trong nước, có quyền bầu cử và ứng cử.
Công việc này, mong anh chị em thanh niên sốt sắng giúp sức.
                                                                              

     (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4)


Đọc hiểu Chống nạn thất học (Hồ Chí Minh) (Tự luận) – Đề 1

Câu 1. Văn bản trên thuộc kiểu văn bản nào?

Câu 2. Tại sao thực dân Pháp lại thực hiện 'chính sách ngu dân'' với người Việt?

Câu 3. Theo tác giả, phụ nữ cần phải học để làm gì?

Câu 4. Trong các từ sau, từ nào không phải từ Hán Việt?
Quốc dân, phụ nữ, tư gia, người làm

Câu 5. Nêu những bằng chứng thể hiện chính sách cai trị tàn bạo của thực dân Pháp và hậu quả của nó đối với người dân Việt Nam.

Đọc hiểu Chống nạn thất học (Hồ Chí Minh)

Đáp án

Câu 1:

Văn bản trên thuộc kiểu văn bản Nghị luận 

Câu 2:

Thực dân Pháp lại thực hiện 'chính sách ngu dân'' với người Việt vì như vậy sẽ khiến dân trí của người Việt ta thấp, dễ lừa, dễ dàng cho việc bóc lột 

Câu 3: 

Theo tác giả, phụ nữ cần học để khiến mình xứng đáng là một phần tử trong nước, có quyền bầu cử và ứng cử

Câu 4: 

Từ ngữ không phải từ hán việt là Người làm

Câu 5:

Những bằng chứng thể hiện chính sách cai trị tàn bạo của thực dân Pháp và hậu quả của nó đối với người dân Việt Nam là:

- Khi xưa Pháp cai trị nước ta, chúng thi hành chính sách ngu dân. Chúng hạn chế mở trường học, chúng không muốn cho dân ta biết chữ để dễ lừa dối dân ta.

- Hậu quả: Những chính sách cai trị tàn bạo này đã khiến số người thất học Việt Nam so với tổng số dân đất nước là 95%, nghĩa là hầu hết người Việt Nam mù chữ.


Đọc hiểu Chống nạn thất học (Hồ Chí Minh) (Trắc nghiệm) – Đề 2

Câu 1. Tác giả viết văn bản trên nhằm mục đích gì?

A. Kêu gọi nhân dân cùng nhau đánh giặc

B. Kêu gọi nhân dân cùng nhau chống nạn thất học

C. Kêu gọi nhân dân cùng nhau xây dựng đất nước

D. Kêu gọi nhân dân cùng nhau chống lại những hủ tục phong kiến

Câu 2. Ý kiến của tác giả được thể hiện trong câu văn nào sau đây?

A. Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này là nâng cao dân trí

B. Nay chúng ta đã giành được quyền độc lập

C. Công việc này, mong anh chị em sốt sắng giúp cho

D. Chính phủ đã lập một Nha Bình dân học vụ để trông nom việc học của dân chúng 

Câu 3. Lí lẽ nào sau đây không được đề cập trong văn bản?

A. Trước Cách mạng tháng tám, dưới ách đô hộ của thực dân, nhân dân ta phải chịu cảnh thất học, mù chữ

B. Kìm hãm sự phát triển văn hóa của dân tộc, không cho nhân dân ta giao lưu giữa các địa phương

C. Nay đã giành được độc lập, để xây dựng đất nước thì không thể không học, mọi người phải biết đọc, biết viết

D. Biến việc học hành thành việc làm rộng khắp, với các hình thức cụ thể có thể áp dụng mọi lúc mọi nơi.

Câu 4. Tác giả đã sử dụng biện pháp tiêu biểu nào trong đoạn trích sau?

''Muốn giữ vững nền độc lập,
 Muốn làm cho dân mạnh nước giàu,

 Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ.''

A. Nói quá

B. Nói giảm nói tránh

C. Điệp từ

D. So sánh

Câu 5. Đọc văn bản, em có suy nghĩ gì về bổn phận và trách nhiệm của mình với dân tộc khi còn ngồi trên ghế nhà trường ( trình bày ngắn gọn từ 2-3 câu).

Đáp án

Câu 1: B => Tác giả viết văn bản trên nhằm mục đích kêu gọi nhân dân ta cùng nhau chống nạn thất học

Câu 2: A => Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này là nâng cao dân trí

Câu 3: B => Kìm hãm sự phát triển văn hóa của dân tộc, không cho nhân dân ta giao lưu giữa các địa phương

Câu 4: C=> Biện pháp nghệ thuật tiêu biểu trong đoạn trích trên là điệp từ 

Câu 5: 

Khi còn là những mầm non tương lai của đất nước, là những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, em ý thức được trách nhiệm của bản thân chính là ra sức học tập rèn luyện, làm những việc nhỏ, vừa sức của mình để phụ giúp ông bà cha mẹ, biết vâng lời thầy cô, tích cực học tập. Bên cạnh đó là làm những điều ý nghĩa như bảo vệ môi trường, chăm sóc cây cối, làm những điều có ích để góp phần cho một xã hội văn minh hơn.

Ngọc Hương
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question