image hoi dap
image hoi dap

Đọc hiểu Chúc một ngày tốt đẹp ( 2 đề)

icon-time30/3/2024

Trả lời câu hỏi Đọc hiểu Chúc một ngày tốt đẹp trắc nghiệm và tự luận chính xác nhất, bám sát cấu trúc chấm điểm của các Đề thi Ngữ văn phần Đọc hiểu


Nội dung bài Chúc một ngày tốt đẹp

Chúc một ngày tốt đẹp

Sáng hôm ấy, các chú ve dậy thật sớm. Một chú ve khác nhanh nhảu nói với bạn bè của mình:

- Hè đến rồi, các bạn ơi!

Các chú khác thích lắm, cả đàn nhao lên. Một chú ve khác nói:

- Chúng ta ra xem hoa phượng đã nở chưa, các bạn?

Cả đàn ve đồng ý và bay đến chỗ một cây phượng cao to. Hoa nở đầy, trông xa cứ như một cái nón khổng lồ màu đỏ. Đàn ve đồng thanh nói:

- Chúc một ngày tốt đẹp!

Những hoa phượng đỏ tươi, mịn màng khẽ rung rung và nói:

- Chúc một ngày tốt đẹp!

Bỗng một cơn mưa ào xuống:

- Chúc một ngày tốt đẹp!

Mưa mát quá, các chú ve ôm đàn ca hát cùng hoa phượng.

(Theo Nguyễn Thị Mai Anh)


Đọc hiểu Chúc một ngày tốt đẹp ( Trắc nghiệm)

Câu 1: Các chú ve dậy sớm và nói với nhau điều gì?

A. Mùa xuân đã qua rồi

B. Mùa hè đã đến rồi

C. Mùa hè đã đi rồi

D. Mùa thu đã đến rồi

Câu 2: Các chú ve cùng hát với ai?

A. Cùng hát với nhau

B. Cùng hát với chú tu hú

C. Cùng hát với hoa phượng

D. Cùng hát với những chú châu chấu

Câu 3: Cây phượng được miêu tả như thế nào?

A. Nở đỏ rực, trông xa như một ngọn lửa lớn

B. Nở đỏ rực, trông xa như một mâm xôi gấc khổng lồ

C. Nở đỏ rực, trông xa như một cái nón khổng lồ màu đỏ

D. Nở đỏ rực, trông xa như một cây nến khổng lồ

Câu 4: Các chú ve, hoa phượng, cơn mưa nói với nhau điều gì?

A. Mưa mát quá!

B. Trời nóng quá!

C. Mùa hè đến rồi!

D. Chúc một ngày tốt đẹp!

Trả lời câu hỏi

Câu 1: B. Mùa hè đã đến rồi => Căn cứ vào nội dung bài học

Câu 2: C. Cùng hát với hoa phượng => Căn cứ vào nội dung bài học

Câu 3: C. Nở đỏ rực, trông xa như một cái nón khổng lồ màu đỏ

Câu 4: D. Chúc một ngày tốt đẹp! => Căn cứ vào nội dung bài học

Đọc hiểu Chúc một ngày tốt đẹp

Đọc hiểu Chúc một ngày tốt đẹp ( Tự Luận) 

Câu 1: Trong bài có mấy dấu gạch ngang và tác dụng của chúng là gì?

Câu 2: Trong câu: “Các chú ve ôm đàn ca hát cùng hoa phượng”, tác giả nhân hóa các chú ve bằng cách nào?

Câu 3: Ghi lại tên các sự vật được so sánh với nhau trong câu sau: “Hoa nở đầy, trông xa cứ như một cái nón khổng lồ màu đỏ.”

Câu 4: Các chú ve bay đến xem hoa phượng nở thì điều gì đã xảy ra?

Trả lời câu hỏi

Câu 1: 

5 dấu gạch ngang. Các dấu gạch ngang báo hiệu lời nói của các chú ve 

Câu 2:

Tác giả nhân hóa các chú ve bằng cách: Dùng từ vốn chỉ hoạt động của người để nói về các chú ve.

Câu 3:

 Tên các sự vật được so sánh với nhau trong câu: Hoa - nón.

Câu 4:

 Các chú ve bay đến xem hoa phượng nở thì: Một cơn mưa ào xuống

Trần Minh Phương
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question