image hoi dap
image hoi dap

Đọc hiểu Có hai ngày trong tuần chúng ta không nên lo lắng (2 đề)

icon-time26/4/2024

Hướng dẫn trả lời 2 đề Đọc hiểu Có hai ngày trong tuần chúng ta không nên lo lắng tự luận chi tiết giúp bạn ôn luyện đề thi Ngữ văn Đọc hiểu đạt kết quả cao


Nội dung bài Có hai ngày trong tuần chúng ta không nên lo lắng

Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu:

Cho ngày hôm nay

Có hai ngày trong tuần chúng ta không nên lo lắng.

Một ngày là ngày hôm qua, với những sai lầm, những âu lo, những tội lỗi, những thiếu sót ngớ ngẩn, sự nhức nhối và những nỗi đau. Ngày hôm qua đã đi qua. Mọi tiền bạc trên đời này cũng không thể đem ngày hôm qua quay trở lại. Chúng ta không thể nào huỷ bỏ một hành động mà chúng ta đã làm cũng như không thể nào xóa đi một ngôn từ mà chúng ta đã thốt ra. Ngày hôm qua đã đi xa rồi!

Còn một ngày nữa mà chúng ta không nên lo lắng, đó là ngày mai với những kẻ thù quá quắt, gánh nặng của cuộc sống, những hứa hẹn tràn trề hy vọng và việc thực hiện thì tồi tệ. Mặt trời của ngày mai sẽ mọc lên hoặc là chói lọi hoặc là khuất sau một đám mây, nhưng dù gì thì nó cũng sẽ mọc lên. Và ngày trước khi nó mọc lên, vào ngày mai chúng ta chẳng có mối đe dọa nào, bởi lẽ nó vẫn chưa được sinh ra mà.

Vì vậy chỉ còn một ngày duy nhất – ngày hôm nay . Bất cứ ai cũng đều phải đấu tranh để sống dù chỉ còn một ngày. Thật ra chẳng phải những gì trải qua ngày hôm nay khiến người ta phát rồ – mà đó chính là sự hối tiếc về những gì đã xảy ra ngày hôm qua và những lo sợ về những gì ngày mai có thể đem đến


Đọc hiểu Có hai ngày trong tuần chúng ta không nên lo lắng - Đề 1

Câu 1: Hãy xác định vấn đề nghị luận của văn bản trên

Câu 2: Theo tác giả, tại sao chúng ta không nên lo lắng cho ngày hôm qua ?

Câu 3: Hãy nêu những luận điểm và luận cứ trong văn bản trên và nhận xét mối quan hệ của chúng?

Câu 4: Hãy cho biết thông điệp ý nghĩa nhất đối với anh/chị sau khi đọc văn bản trên?

Đáp án

Câu 1: 

- Vấn đề nghị luận của văn bản trên: sống hết mình cho ngày hôm nay, đừng quan tâm quá khứ muộn phiền vì điều gì cũng đã trải qua rồi không thể quay lại, và cũng đừng lo lắng quá cho ngày mai vì chúng ta không thể biết được điều gì xảy ra.

Câu 2:

- Theo tác giả chúng ta không nên quá lo lắng cho ngày hôm qua vì ngày hôm qua đã đi qua, và tiền bạc cũng không thể đem ngày hôm qua trở lại, chúng ta không thể huỷ bỏ một hành động mà chúng ta đã làm hay xóa đi những ngôn từ chúng ta đã thốt ra. Ngày hôm qua đã đi xa rồi.

Câu 3:

- Những luận điểm và luận cứ trong văn bản trên: 

* Luận điểm 1: Có hai ngày chúng ta không nên lo lắng

* Luận điểm 2: Một là ngày hôm qua

- Luận cứ:

+ Ngày hôm qua đã đi qua

+ Mọi tiền bạc trên đời này cũng không thể đem ngày hôm qua quay trở lại.

+ Chúng ta không thể nào huỷ bỏ một hành động mà chúng ta đã làm cũng như không thể nào xóa đi một ngôn từ mà chúng ta đã thốt ra.

* Luận điểm 3: Còn một ngày nữa chúng ta không nên lo lắng, đó là ngày mai

- Luận cứ:

+ Mặt trời của ngày mai sẽ mọc lên hoặc là chói lọi hoặc là khuất sau một đám mây, nhưng dù gì thì nó cũng sẽ mọc lên.

+ Và ngày trước khi nó mọc lên, vào ngày mai chúng ta chẳng có mối đe dọa nào, bởi lẽ nó vẫn chưa được sinh ra mà.

* Luận điểm 4: Chỉ còn một ngày duy nhất – ngày hôm nay

- Luận cứ:  Bất cứ ai cũng đều phải đấu tranh để sống dù chỉ còn một ngày.

- Nhận xét: tạo nên mối quan hệ bền chặt, mật thiết với nhau. Đồng thời làm sáng tỏ mục đích, truyền tải tới người đọc những điều mà tác giả đã viết nên đó là hãy sống cho chính mình, sống hết mình trong ngày hôm nay, nếu có thể hãy làm hết những công việc trong hôm nay, sống cho hiện tại nhiều hơn. Đừng quá nặng nề về quá khứ và cũng không nên quan tâm lo lắng quá cho tương lai. Qua đó cho thấy các lý lẽ lập luận chặt chẽ và sắc bén làm nổi bật luận cứ.

Câu 4:

- Thông điệp có ý nghĩa: Sống hết mình nỗ lực vì hiện tại trân trọng từng phút giây khi đó ta sẽ nhận ra nhiều điều vô cùng ý nghĩa


Đọc hiểu Có hai ngày trong tuần chúng ta không nên lo lắng - Đề 2

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt của đoạn trích ?

Câu 2: Tìm cắp từ trái nghĩa trong đoạn văn trên?

Câu 3: Phân tích giá trị biểu đạt của câu văn sau: Mặt trời của ngày mai sẽ mọc lên hoặc là chói lọi hoặc là khuất sau một đám mây, nhưng dù gì thì nó vẫn sẽ mọc lên.

Câu 4: Anh/chị có đồng tình với quan niệm “Bất cứ ai cũng đều phải đấu tranh để sống dù chỉ còn một ngày” của tác giả hay không? Vì sao?

Đáp án

Câu 1:

- Phương thức biểu đạt của đoạn trích là: nghị luận

Câu 2:

- Cắp từ trái nghĩa trong đoạn văn trên là: ngày mai - ngày hôm qua

Câu 3:

- Câu văn: Mặt trời của ngày mai sẽ mọc lên hoặc là chói lọi hoặc là khuất sau một đám mây, nhưng dù gì thì nó vẫn sẽ mọc lên có thể hiểu là sự lạc quan, không ngừng hướng về phía trước, dám sống cống hiến, sống hết mình tỏa sáng khẳng định sự tồn tại và giá trị của mình, chúng ta không thể biết trước ngày mai sẽ xảy ra chuyện gì và sẽ ra sao, chỉ có thể chuẩn bị cho mọi khả năng có thể xảy ra.

Câu 4:

- Quan niệm “Bất cứ ai cũng đều phải đấu tranh để sống dù chỉ còn một ngày” hoàn toàn đúng

- Vì mội người chỉ sống một lần trên đời, mà cuộc sống này luôn tấp nập và xô bồ đầy rẫy những thử thách, khó khăn vậy nên mỗi cá nhân phải cố gắng, phấn đấu từng phút giây một đừng để đến lúc không thể cứu vãn nữa được mới thấy hối tiếc. Nếu không phấn đấu thì sẽ bị tụt lùi và bị bỏ lại sau. Phải biết đấu tranh đúng mục đích để cống hiến của mình không là phí hoài, đồng thời biết cân bằng hài hòa giữa cống hiến và hưởng thụ để được sống là chính mình

Kim Nhung
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question