image hoi dap
image hoi dap

Đọc hiểu Con vờ và con đom đóm (2 đề)

icon-time25/4/2024

Trả lời câu hỏi Đọc hiểu Con vờ và con đom đóm trắc nghiệm và tự luận chính xác nhất, bám sát cấu trúc chấm điểm của các Đề thi Ngữ văn phần Đọc hiểu


Nội dung bài Con vờ và con đom đóm 

CON VỜ VÀ CON ĐOM ĐÓM

Con vờ sáng sinh, chiều chết, cả đời nó không hề biết thế nào là mặt trời lặn, thế nào là đêm tối. Con đom đóm sống lâu hơn biết có ngày có đêm.
Vờ thấy đom đóm có cái bụng sáng xanh mới hỏi đom đóm rằng:

- Cái gì sáng xanh lập loè dưới bụng anh thế kia?

Đom đóm trả lời:

- Đó là cái đèn của tôi. Khi mặt trời lặn, bóng đêm ập đến, tôi phải nhờ có ngọn đèn này soi đường mới biết lối bay đi bay lại mà kiếm ăn.

Vờ vừa ngạc nhiên, vừa sửng sốt hỏi:

- Sao? Anh bảo mặt trời sẽ lặn, có đêm tối nữa sao?

Đom đóm giảng giải:

- Đúng vậy, khi mặt trời lặn thì bóng đêm bao trùm quanh ta, trời đất sẽ tối mờ mịt.

Vờ cho là đom đóm bịa đặt loè mình, mắng đom đóm rằng:

- Anh đừng có lừa dối tôi. Những chuyện bóng đêm hoang đường của anh ai mà tin được. Lẽ đâu có lẽ mặt trời lặn! Lẽ đâu có lẽ trời không sáng! Tôi sống đã già nửa kiếp vờ rồi mà vẫn thấy mặt trời cứ ở trên đỉnh đầu chúng ta kia kìa! Anh loè tôi sao nổi?

Nói xong, vờ giận dữ bỏ đi, để mặc một mình đom đóm đứng trơ ra đó.

Đom đóm bị vờ mắng, bực quá, chạy theo định giữ vở lại tranh cãi cho ra lẽ, nhưng nghĩ đi nghĩ lại đành thôi, và tự an ủi mình: "Cái kiếp vở của anh ta chỉ sống có nửa ngày, anh ta hiểu sao được chuyện có sáng có tối, chuyện có mặt trời lặn. Thế mà mình đi tranh cãi với anh ta, hoá chẳng vô ích lắm sao?".

(Theo Bùi Mạnh Nhị (Chủ biên), Văn học dân gian, những tác phẩm chọn lọc, NXB Giáo dục, 2003, tr.302-303)

(Con vờ: loại côn trùng thuộc bộ phù du, sống ở sông, có hình dạng giống như con chuồn chuồn cánh mỏng)


Đọc hiểu Con vờ và con đom đóm (Tự luận) – Đề 1

Câu 1. Hãy chỉ ra những điểm khác biệt về đời sống của con vở và con đom đóm? Sự khác biệt đó ảnh hưởng như thế nào đến cách nhìn của hai con vật?

Câu 2.Theo em, tại sao đóm đóm cho rằng việc tranh cãi với vờ là việc làm vô ích? Nhân vật con vở trong truyện tượng trưng cho kiểu người nào trong xã hội?

Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa được sử dụng trong văn bản?

Câu 4. Từ câu chuyện “Con vờ và con đom đóm”, em rút ra được những bài học gì?

Câu 5. Trong cuộc sống, khi đứng trước một vấn đề chưa hiểu, em sẽ giải quyết như thế nào?

Đọc hiểu Con vờ và con đom đóm

Đáp án

Câu 1:

-Những đặc điểm khác biệt về đời sống của con vờ và con đom đóm là:
Con vờ vờ sáng sinh, chiều chết, cả đời nó không hề biết thế nào là mặt trời lặn, thế nào là đêm tối.
Con đom đóm sống lâu hơn biết có ngày có đêm

-Những đặc điểm này dẫn đến sự khác biệt về điểm nhìn của hai con vật

Với con vờ một ngày chỉ có sáng và chiều, mặt trời không bao giờ lặn, nó đã sống nửa kiếp rồi vẫn thấy mặt trời trên đỉnh đầu 

Với đom đóm sống lâu hơn nó biết một ngày là sáng, chiều và đêm tối.

Câu 2:

-Theo em, đóm đóm cho rằng việc tranh cãi với vờ là việc làm vô ích vì cuộc sống của nó ngắn ngủi hơn, thời gian sống ngắn nên không thể biết hết được những chuyện trên đời sinh ra thiếu hiểu biết hơn

- Nhân vật con vở trong truyện tượng trưng cho kiểu người thiếu hiểu biết lại không có tính tiếp thu trong xã hội. Mặc dù kiến thức có hạn nhưng lại luôn dùng góc độ của cá nhân để đánh giá thế giới, không chịu mở mang đầu óc

Câu 3:

Biện pháp tu từ nhân hóa trong câu chuyện trên được sử dụng lên hai con vật Đom đóm và con Vờ.

Biện pháp so sánh được sử dụng có tác dụng nhân hóa sự vật trở nên có cảm xúc, suy nghĩ, thái độ như con người giúp cho câu chuyện được miêu tả một cách sinh động, giàu hình ảnh, dễ hiểu, dễ tưởng tượng cho người đọc khiến người đọc thấy thích thú hơn.

Câu 4:

Từ câu chuyện “Con vờ và con đom đóm”, em rút ra được những bài học về việc mỗi chúng ta cần học hỏi không ngừng, tri thức xã hội là một kho tàng khổng lồ mà những điều ta biết chỉ được ví như một hạt cát giữa sa mạc rộng lớn, chính vì vậy mỗi người cần ra sức học hỏi, tiếp thu những kiến thức mới để làm giàu tri thức cho bản thân. Bên cạnh đó câu chuyện còn nhắc nhở em về đức tính khiêm tốn, không ỷ lại vào những kiến thức hạn hẹp của bản thân mà cần tự ý thức luôn làm mới bản thân, trau dồi kiến thức mới cho chính mình.

Câu 5:

Trong cuộc sống, khi đứng trước một vấn đề chưa hiểu, em sẽ cố gắng suy nghĩ vận dụng kiến thức bản thân đã có, bên cạnh đó vận dụng sách vở, mạng internet để tìm hiểu. Khi gặp một vấn đề khó em sẽ tích cực đưa ra câu hỏi về vấn đề nếu bản thân chưa thấu đáo với những người khác để nhận được sự giải đáp.


Đọc hiểu Con vờ và con đom đóm (Trắc nghiệm) – Đề 2

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?

A. Tự sự

B. Biểu cảm 

C. Nghị luận

D. Thuyết minh

Câu 2: Văn bản “Con vờ và con đom đóm” được viết theo loại thể loại nào?

A. Truyện ngắn

B. Truyện khoa học viễn tưởng

C. Truyện ngụ ngôn

D. Nghị luận

Câu 3. Văn bản trên viết về vấn đề gì? 

A. Thái độ phản biện lại những điều mình nghĩ là sai

B. Đức tính khiêm tốn

C. Những điều mình biết chưa chắc đã là chân lý, có rất nhiều điều mà ta chưa biết về cuộc sống 

B. Ý nghĩa của sự cảm thông

Câu 4: Thái độ của con Đom đóm khi con Vờ cho là đom đóm bịa đặt loè mình, mắng đom đóm giận dữ bỏ đi.

A. Tiếp tục đuổi theo giảng giải cho con Vờ

B. Giận giữ bỏ đi

C. Giữ Vờ lại tranh cãi cho ra nhẽ

D. Định tranh cãi với Vờ cho ra nhẽ nhưng lại thôi vì biết kiếp sống con Vờ chỉ có nửa ngày, làm sao biết được những chuyện sáng tối.

Câu 5. Theo em, mục đích chính của người viết văn bản trên là gì?

A. Khẳng định tầm quan trọng của sự cảm thông

B. Khích lệ mọi người biết phản biện

C. Ca ngợi đức tính khiêm tốn, bình tĩnh của đom đóm

D. Khẳng định việc học tập, mở mang kiến thức của bản thân là quan trọng

Đáp án

Câu 1: A => Văn bản trên được viết theo phương thức biểu đạt chính là Tự sự

Câu 2: C => Văn bản “Con vờ và con đom đóm” được viết theo loại thể loại Truyện ngụ ngôn

Câu 3: C => Những điều mình biết chưa chắc đã là chân lý, có rất nhiều điều mà ta chưa biết về cuộc sống như con Vờ trong câu chuyện, nó sáng sinh chiều chết không thể biết thế nào là mặt trời lặn, là đêm tối.

Câu 4: D => Đom đóm định tranh cãi với Vờ cho ra nhẽ nhưng lại thôi vì biết kiếp sống con Vờ chỉ có nửa ngày, làm sao biết được những chuyện sáng tối.

Câu 5: D => Qua câu chuyện trên tác giả muốn khẳng định việc học tập, mở mang kiến thức là quan trọng không chỉ nên giữ mãi kiến thức hạn hẹp của bản thân

Ngọc Hương
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question