image hoi dap
image hoi dap

Đọc hiểu Cổng làng - Bàng Bá Lân (2 đề)

icon-time4/6/2023

Trả lời câu hỏi Đọc hiểu Cổng làng - Bàng Bá Lân: 

Đọc văn bản sau:

Cổng làng

Chiều hôm đón mát cổng làng,

Gió hiu hiu đẩy mây vàng êm trôi

Đồng quê vờn lượn chân trời,

Đường quê quanh quất bao người về thôn.

 

Sáng hồng lơ lửng mây son,

Mặt trời thức giấc véo von chim chào.

Cổng làng rộng mở. Ồn ào,

Nông phu lững thững đi vào nắng mai.

 

Trưa hè bóng lặng nắng oi,

Mái gà cục cục tìm mồi dắt con.

Cổng làng vài chị gái non

Dừng chân uể oải chờ cơn gió nồm.

 

Những khi gió lạnh mưa buồn,

Cổng làng im ỉm bên đường lội trơn.

Nhưng khi trăng sáng chập chờn,

Kìa bao nhiêu bóng trên đường thướt tha.

 

Ngày mùa lúa chín thơm đưa...,

Rồi Đông gầy chết, Xuân chưa vội vàng.

Mừng xuân ngày hội cổng làng,

Là nơi chen chúc bao nàng ngây thơ.

 

Ngày nay dù ở nơi xa,

Nhưng khi về đến cây đa đầu làng;

Thì bao nhiêu cảnh mơ màng,

Hiện ra khi thoáng cổng làng trong tre.

( Bàng Bá Lân, dẫn theo Thơ mới (1932-1945) Tác giả và tác phẩm, NXB Hội nhà văn, 2004)


Đọc hiểu Cổng làng - Bàng Bá Lân - Đề số 1

Câu 1: Hình ảnh nào xuất hiện xuyên suốt trong văn bản trên? 

Câu 2: Xác định một từ láy có trong hai dòng thơ sau:

Nhưng khi trăng sáng chập chờn,

Kìa bao nhiêu bóng trên đường thướt tha.

Câu 3: Bài thơ thể hiện tình cảm gì của tác giả? (Trả lời ngắn gọn từ 1 đến 2 câu). 

Câu 4: Trình bày những suy nghĩ, tình cảm của em sau khi đọc xong văn bản thơ đã nêu.

Trả lời câu hỏi

Câu 1: 

Hình ảnh xuất hiện xuyên suốt trong văn bản trên là: Cổng làng.

Câu 2: 

Nhưng khi trăng sáng chập chờn,

Kìa bao nhiêu bóng trên đường thướt tha.

Từ láy có trong hai dòng thơ trên là: chập chờn, thướt tha.

Câu 3: 

Bài thơ thể hiện tình cảm yêu mến của tác giả với cổng làng quê hương. Tình cảm ấy được thể hiện rất rõ qua từng kí ức với cổng làng. 

Câu 4: 

Sau khi đọc xong văn bản thơ đã nêu, em càng cảm thấy yêu những điều nhỏ bé, bình dị ở quê hương hơn.


Đọc hiểu Cổng làng - Bàng Bá Lân - Đề số 2

Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản?

Câu 2. Trong khổ thơ gồm 4 câu in đậm: “Sáng hồng lơ lửng mây son...Nông phu lững thững đi vào sớm mai”?, tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ gì? Chọn, phân tích giá trị thẩm mĩ của một biện pháp tu từ.

Câu 3. Miêu tả hình ảnh cổng làng, nhà thơ đã giúp người đọc hình dung như thế nào về cuộc sống nơi làng quê?

Câu 4. Nêu ý nghĩa hình ảnh cổng làng trong 4 câu thơ cuối của bài thơ?

Trả lời câu hỏi

Câu 1. 

Phong cách ngôn ngữ của văn bản là: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

Câu 2. 

Trong khổ thơ gồm 4 câu in đậm: “Sáng hồng lơ lửng mây son...Nông phu lững thững đi vào sớm mai”?, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa (Mặt trời thức giấc véo von chim chào)

→ Tác dụng: 

+ Làm cho câu thơ thêm sinh động, hấp dẫn hơn.

+ Nhấn mạnh vào vẻ đẹp tươi sáng, sinh động ở làng quê sáng sớm.

Câu 3. 

Miêu tả hình ảnh cổng làng, nhà thơ đã giúp người đọc hình dung về cuộc sống nơi làng quê một cách chân thực và bình dị nhất.

Câu 4. 

Ý nghĩa hình ảnh cổng làng trong 4 câu thơ cuối của bài thơ là nơi lưu giữ những kí ức, những kỉ niệm về quê hương.

---------------------------------- 

Trên đây Topbee đã mang tới cho các bạn những kiến thức bổ ích qua bài Đọc hiểu Cổng làng - Bàng Bá Lân. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp các bạn đạt được kết quả cao trong học tập.

Nguyễn Phương Linh
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question