image hoi dap
image hoi dap

Đọc hiểu Cuối hè (Cuối hè mây trắng)

icon-time26/12/2023

Cảnh thiên nhiên những ngày cuối hè thật đẹp. Cuối hè, dường như mọi vật đều không còn vội vàng như chớm hè mà bình thản, chậm rãi hơn để tìm kiếm thứ gì đó mới mẻ. Hãy cùng Topbee tìm hiểu vẻ đẹp của mùa hè qua bài Đọc hiểu Cuối hè (Cuối hè mây trắng) sau đây nhé !

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:

CUỐI HÈ

Cuối hè mây trắng
Đi tìm ca dao
Mưa giông mưa rào
Đi tìm ruộng hạn

Trái bòng rám nắng
Đi tìm mắt em
Cành phượng im lìm
Đi tìm lá biếc

Dòng sông trong vắt
Tìm cánh buồm xa
Có bác trâu già
Đi tìm bóng mát

Gió buông câu hát
Đi tìm bờ tre
Mùa cạn ngày hè
Em mơ đến lớp.


Đọc hiểu Cuối hè (Cuối hè mây trắng).

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính và thể thơ của văn bản trên

Câu 2: Nhận xét về tình cảm của tác giả được thể hiện trong bài thơ

Câu 3: Ở khổ thơ thứ nhất, tác giả gieo vần gì. Hãy xác định tiếng được gieo vần. Xác định nhịp điệu khổ 1. Từ đó, cho biết tác dụng của cách gieo vần và nhịp điệu của khổ thơ này.

Câu 4: Xác định nội dung chính của văn bản.

Câu 5: Xác định biện pháp nghệ thuật trong bài thơ và nêu tác dụng

Câu 6: Anh/ chị hiểu như thế nào về ý nghĩa của các dòng thơ ?

Đọc hiểu Cuối hè (Cuối hè mây trắng).

Trả lời câu hỏi

Câu 1:

- Phương thức biểu đạt chính là : Miêu tả

- Thể thơ : Thơ mới bốn chữ

Câu 2: 

- Trong bài thơ tác giả thể hiện rõ tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước qua thái độ thích thú, vui vẻ khi ngắm nhìn khung cảnh thiên nhiên, làng quê vào khoảng thời gian cuối hè. 

Câu 3: 

- Ở khổ thơ thứ nhất tác giả gieo vần chân. 

- Tiếng được gieo vần là tiếng “ao”: “dao-rào”

- Nhịp điệu khổ 1: 2/2

- Tác dụng của cách gieo vần và nhịp điệu của khổ thơ: Vần chân thường được gieo vào cuối dòng thơ và có tác dụng đánh dấu cho sự kết thúc của dòng thơ, từ đó tạo nên mối liên kết chặt chẽ giữa các dòng thơ. Nhịp điệu trong khổ thơ khiến các câu thơ trở nên sinh động, mang đậm nét thanh nhạc.

Câu 4: 

- Nội dung chính của văn bản: Bài thơ miêu tả khung cảnh thiên nhiên và những nét đặc trưng trong đời sống sinh hoạt, lao động của làng quê Việt Nam vào những ngày cuối hè.

Câu 5: 

- Biện pháp nghệ thuật trong bài thơ: 

+ Nhân hóa: trái bòng - rám nắng, đi tìm mắt em; cành phượng - im lìm, đi tìm lá biếc ( trái bòng, cành phượng vốn là chỉ là thiên nhiên, vô tri vô giác nhưng lại có đặc điểm, hoạt động giống như con người)

+ Điệp ngữ: đi tìm (được lặp lại 2 lần trong khổ thơ)

- Tác dụng: Sử dụng biện pháp nhân hóa giúp sự vật, hiện tượng trở nên gần gũi với con người, giúp tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu văn đồng thời giúp tác giả diễn tả trọn vẹn cảm xúc trong tác phẩm. Biện pháp điệp ngữ giúp tác giả nhấn mạnh ý nghĩa, thông điệp muốn truyền đạt.

Câu 6:

- Ý nghĩa của các dòng thơ: Từng dòng thơ là sự say mê của tác giả dành cho cảnh sắc của mùa hè, mỗi sự vật sự việc đều mang một màu sắc riêng nhưng khi kết hợp lại thành một bức tranh cuối hè bình yên và thanh tịnh. Thời gian cuối hè giống như trôi qua chậm hơn để mọi vật tìm kiếm thêm sự mới mẻ trong cuộc sống. 

 

Hứa Ngọc Khánh
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question