image hoi dap
image hoi dap

Đọc hiểu Dải đồng bằng thương nhớ (2 đề)

icon-time8/6/2023

Trả lời câu hỏi Đọc hiểu Dải đồng bằng thương nhớ: Câu thơ thứ 7 phân theo mục đích nói thuộc kiểu câu gì? Tại sao tác giả sử dụng kiểu câu đó? Ba cặp câu thơ đầu sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Hiệu quả của những biện pháp nghệ thuật đó? Nhận xét tình cảm, thái độ của tác giả đối với sự hi sinh của người lính trong văn bản?

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

DẢI ĐỒNG BẰNG THƯƠNG NHỚ 

Những cái huyệt tôi đào trong rừng sâu 

Giờ hóa thành dòng sông yên ả. 

Những nấm mồ đắp đêm mưa tầm tã 

Thành triền núi cao không lên được bao giờ. 

Nơi đồng đội căng tăng và mắc võng 

Thành những làng quê xa phủ sương mờ. 

Ơi! Chiến trường xưa! 

Đã trở thành miền quê thiêng thanh khiết 

Trời và đất, 

Núi và sông, 

Xanh mênh mang bất diệt 

Bao nặng nhọc máu xương để xanh thẳm dịu dàng. 

Tôi sẽ về, sẽ về lại mùa xuân 

Dải đồng bằng suốt đời tôi thương nhớ. 

Đọc hiểu Dải đồng bằng thương nhớ

Đọc hiểu Dải đồng bằng thương nhớ - Đề số 1

Câu 1: Câu thơ thứ 7 phân theo mục đích nói thuộc kiểu câu gì? Tại sao tác giả sử dụng kiểu câu đó? 

Câu 2: Ba cặp câu thơ đầu sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Hiệu quả của những biện pháp nghệ thuật đó? 

Câu 3: Nhận xét tình cảm, thái độ của tác giả đối với sự hi sinh của người lính trong văn bản?

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1. 

- Phân theo mục đích nói, câu thơ thứ 7 "Ơi! chiến trường xưa!" được phân loại là: Câu cảm thán  dùng để bộc lộ cảm xúc

- Tác giả sử dụng kiểu câu đó vì nhằm bộc lộ cảm xúc của mình với nơi làng quê đã từng là chiến trường xưa, nơi đấu tranh vì dân vì nước, nơi hi sinh biết bao xương máu để có được cuộc sống độc lập tự do và yên bình cho nhân dân. Qua đó, tác giả cũng thể hiện sự xúc động, vui mừng về kỉ niệm gian nan thời chiến tranh đau khổ nhưng hào hùng, đáng nhớ!

Câu 2:

- Ba cặp câu thơ đầu sử dụng biện pháp nghệ thuật tương phản đối lập là: " Những cái huyệt - dòng sông " , " nấm mộ - triền núi ", " nơi đồng đội căng tăng và mắc võng - những làng quê ".

- Hiệu quả: Thể hiện được nỗi xúc động khi nhìn thấy những nơi từng là chiến trường đau thương xưa kia giờ đã trở thành những cảnh quan hữu tình, đẹp đẽ có phần tưởng niệm, những kí ức ấy khắc ghi vào tâm trí tác giả không thể phai mờ.

Câu 3:

Qua đoạn thơ trên, tác giả đã có tình cảm, thái độ vô cùng sâu sắc đối với sự hi sinh của người lính. Những người lính ấy đều là đồng đội của tác giả trong chiến tranh, họ cùng nhau chiến đấu bảo vệ độc lập tự do cho dân tộc. Nhưng rồi khi chiến tranh kết thúc, tác giả chỉ còn lại một mình, đồng đội đều đã hi sinh, tác giả cảm thấy đau xót và tiếc nuối vô cùng. Tác giả thể hiện nỗi day dứt, buồn man mác và tình yêu thương, nỗi nhớ và biết ơn của mình khi đứng trước nơi từng là chiến trường xưa, nơi ấy chứa đựng những kỉ niệm thời chinh chiến của tác giả và đồng đội.


Đọc hiểu Dải đồng bằng thương nhớ - Đề số 2

Câu 1: Văn bản trên được viết theo thể thơ nào? 

A. Thơ văn xuôi 

B. Thơ tự do

C.Thơ 8 chữ 

D. Thơ không vần

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của văn bản?

A. Nghị luận

B. Biểu cảm

C. Miêu tả

D. Tự sự

Câu 3: Nhân vật trữ tỉnh trong văn bản trên?

A. Nhân vật “tôi” – người lính

B. Tác giả

C. Không có nhân vật trữ tỉnh

D. Những người đồng đội

Câu 4: Cảm hứng chủ đạo của văn bản?

A. Niềm tự hào về những người chiến sĩ 

B. Tình yêu thiên nhiên đất nước

C. Nỗi đau chiến tranh

D. Nỗi nhớ thương về những người đồng đội và quá khứ xưa 

Câu 5: Nêu chủ đề của văn bản?

A. Nỗi nhớ về dải đồng bằng chứa bao kỷ niệm quá khứ 

B. Niềm tự hảo về người chiến sĩ đã hi sinh cho độc lập

C. Ca ngợi sự hồi sinh của đất nước sau chiến tranh và niềm tri ân đối với sự hy sinh của người lính

D. Tình yêu thiên nhiên và quê hương đất nước

Câu 6: Câu thơ sau “Tôi sẽ về, sẽ về lại mùa xuân ” sử dụng biện pháp nghệ thuật nào và có tác dụng gì?

A. Lặp tử vựng, nhấn mạnh ước muốn của nhà thơ

B. Liệt kê, nhấn mạnh diểu nhà thơ trăn trở

C. Điệp ngữ “sẽ về", khẳng định lời thề thủy chung với đồng đội

D. Điệp cấu trúc, khẳng định khao khát cháy bỏng

Câu 7: Ý nào không nói lên đặc sắc về nghệ thuật của đoạn văn bản trên?

A. Thể thơ tự do diễn tả sinh động nhiều cung bậc cảm xúc. 

B. Ngôn ngữ gian dị, mộc mạc, giàu hinh canh, cam xúc.

C. Sử dụng phong phủ các biện pháp tu từ

D. Sử dụng nghệ thuật biếm họa, khoa trương

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu hỏi1234567
Đáp ánBBADCCD

---------------------------------- 

Trên đây Topbee đã mang tới cho các bạn những kiến thức bổ ích qua bài Đọc hiểu Dải đồng bằng thương nhớ. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp các bạn đạt được kết quả cao trong học tập.

Đoàn Thị Thu Huyền
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question