image hoi dap
image hoi dap

Đọc hiểu Dại khôn của Nguyễn Bỉnh Khiêm

icon-time2/11/2023

Nguyễn Bỉnh Khiêm là một nhà thơ lớn của dân tộc. Hãy cùng Topbee trả lời những câu hỏi đề Đọc hiểu Dại khôn của Nguyễn Bỉnh Khiêm nhé!

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Làm người có dại mới nên khôn,

Chớ dại ngây chi, chớ quá khôn.

Khôn được ích mình, đừng để dại,

Dại thì giữ phận, chớ tranh khôn.

Khôn mà hiểm độc là khôn dại,

Dại vốn hiền lành ấy dại khôn.

Chớ lấy rằng khôn khinh kẻ dại,

Gặp thời, dại cũng hoá nên khôn.

(Bạch Vân am thi tập - Nguyễn Bỉnh Khiêm)


Đọc hiểu Dại khôn của Nguyễn Bình Khiêm

Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ gì?

Câu 2: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?

Câu 3: Bài thơ bàn về vấn đề gì?

Câu 4: Câu thơ nào thể hiện lời khuyên của tác giả về việc đối nhân xử thế giữa người khôn - kẻ dại?

Câu 5: Anh/ chị hiểu thế nào về câu thơ đầu: Làm người có dại mới nên khôn,

Câu 6: Hai câu thơ cuối gợi cho em suy nghĩ gì?

Câu 7: Nêu tác dụng của phép đối được sử dụng trong hai câu thơ:

Khôn mà hiểm độc là khôn dại,

Dại vốn hiền lành ấy dại khôn.

Câu 8: Bằng 1 đoạn văn ngắn (3 - 5 câu), nêu cảm nhận của anh/ chị về bài học triết lý rút ra từ bài thơ trên.

Đọc hiểu Dại khôn của Nguyễn Bình Khiêm

Trả lời câu hỏi Đọc hiểu Dại khôn của Nguyễn Bình Khiêm

Câu 1:

- Bài thơ được viết theo thể thơ: Thất ngôn

Câu 2:

- Phương thức biểu đạt chính: Phương thức Nghị luận

Câu 3:

- Bài về bàn về cách sống “khôn” và sống “dại” trong cuộc sống

Câu 4:

- Câu thơ thể hiện lời khuyên của tác giả về việc đối nhân xử thế giữa người khôn - kẻ dại: Dại thì giữ phận, chớ tranh khôn.

Câu 5:

- Câu thơ “Làm người có dại mới nên khôn” có nghĩa là không một ai sinh ra ngay từ đầu đã thông biết mọi điều cả. Ai cũng có những điểm xuất phát giống nhau, chỉ có qua quá trình rèn luyện, phát triển cũng như đứng dậy sau những thất bại thì mới có thể có được kiến thức, cũng như kinh nghiệm của cuộc sống.

Câu 6:

- Hai câu thơ cuối: “Chớ lấy rằng khôn khinh kẻ dại,/ Gặp thời, dại cũng hoá nên khôn.”, có nghĩa là chúng ta không được phép khinh miệt bất cứ một ai vì cho rằng bản thân ta giỏi hơn họ. Vì đôi khi, việc mà ta giỏi không phải sở trường của họ, nhưng lại có những việc mà bản thân họ có thể sẽ vượt qua cả chúng ta.

Câu 7:

- Tác dụng của phép đối:

+ Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu thơ

+ Làm cho câu thơ trở nên có vần điệu, nhịp điệu

+ Cho thấy được những mặt tốt, xấu của dại và khôn. Cũng ngụ ý rằng không phải những điều ta nhìn vào như nào sẽ giữ nguyên trạng của vấn đề đó như thế

Câu 8:

- Con người chúng ta không ai sinh ra đã trở nên hoàn hảo cả. Ai rồi cũng sẽ mắc sai lầm, cũng sẽ gặp những khó khăn, trắc trở trên con đường của mình. Chỉ cần bạn biết đứng lên từ những thất bại, rút ra kinh nghiệm và học hỏi từ ấy sẽ đưa chúng ta trở thành người “khôn” với chính bản thân mình

Hoàng Thùy Phương
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question