image hoi dap
image hoi dap

Đọc hiểu Đi chợ (2 đề)

icon-time7/4/2024

Trả lời câu hỏi Đọc hiểu Đi chợ  trắc nghiệm và tự luận chính xác nhất, bám sát cấu trúc chấm điểm của các Đề thi Ngữ văn phần Đọc hiểu


Nội dung bài Đi chợ

ĐI CHỢ

Có một cậu bé được bà sai đi chợ. Bà đưa cho cậu hai đồng và hai cái bát, dặn: Cháu mua một đồng tương, một đồng mắm nhé!

- Câu bá vâng dạ, đi ngay. Gần tới chợ, cậu bồng hớt hải chạy về hỏi bà 

- Bà ơi, bát nào đựng tương, bát nào đựng mắm?

Bà phì cười

- Bát nào đựng tương, bát nào đụng mắm mà chẳng được. 

Cậu bé lại ra đi. Đến chợ, cậu lại ba chân bốn cẳng chạy về, hỏi: 

- Nhưng đồng nào mua mắm, đồng nào mua tương ạ?

(Theo Truyện cười dân gian Việt Nam - NXB Giáo dục năm 2000)


Đọc hiểu Đi chợ (Tự luận) - Đề 1

Câu 1. Nội dung được đề cập trong câu chuyện "Đi chợ" nhằm mục đích gì?

Câu 2. Đối tượng mà tiếng cười hướng đến trong truyện là ai?

Câu 3. Xác định chức năng của thán từ được sử dụng trong câu sau: "Bà ơi, bát nào đựng tương, bát nào đựng mắm"?

Câu 4. Xác định hàm ý trong câu sau: “Bát nào đựng tương, bát nào đựng mắm mà chẳng được"

Câu 5. Xác định chức năng của trợ từ được sử dụng trong câu văn sau: - Cháu mua một đồng tương, một đồng mắm nhé!

Câu 6. Xác định thủ pháp gây cười được sử dụng trong câu chuyện. 

Câu 7. Xác định bối cảnh của câu truyện cười trên.

Câu 8. Nhân vật trong truyện thuộc loại nhân vật nào của truyện cười?

Câu 9. Truyện cười trên đã dùng tiếng cười chứa đựng cái hài để nhằm mục đích gì?

Câu 10. "Cậu bé" trong câu chuyện là người như thế nào?

Câu 11. Hãy nêu bài học ý nghĩa nhất cho bản thân mà em rút ra

Đáp án

Câu 1. 

- Nội dung được đề cập trong câu chuyện "Đi chợ" nhằm mục đích hướng đến sự giải trí, tính chất hài hước.

Câu 2: 

- Đối tượng mà tiếng cười hướng đến trong truyện là cậu bé được bà nhờ đi mua đồ. 

Câu 3: 

- Chức năng của thán từ "Bà ơi" trong câu "Bà ơi, bát nào đựng tương, bát nào đụng mắm" là để gọi người khác và truyền đạt thông điệp của mình. 

Câu 4: 

- Hàm ý trong câu "Bát nào đựng tương, bát nào đựng mắm mà chẳng được" chính là không quan trọng việc chiếc bát nào sẽ đựng tương hay đựng mắm, chỉ cần đủ để đựng cả hai thứ.

Câu 5: 

- Trợ từ "nhé" được sử dụng dùng để nhấn mạnh sự nhờ vả của bà với cháu và cũng là hỏi ý kiến cháu chứ không phải đặt một câu lệnh bắt buộc.

Câu 6: 

- Thủ pháp gây cười được sử dụng trong câu chuyện chính là đặt tính huống về sự hiểu sai thông điệp, chưa có sự nhận biết rõ ràng của cậu bé và tạo ra những tình huống hài hước.

Câu 7: 

- Bối cảnh của câu truyện cười trên: là cậu bé được bà nhờ ra chợ mua mắm và tương.

Câu 8:

- Nhân vật trong truyện thuộc loại nhân vật ngây ngô, trong sáng hay đặt câu hỏi và chưa biết nhiều điều.

Câu 9: 

- Truyện cười trên đã dùng tiếng cười chứa đựng cái hài để nhằm mục đích giải trí cho người đọc và truyền tải thông điệp khi nhờ ai đó điều gì hãy giải thích cặn kẽ nếu họ chưa biết và cần phải bình tĩnh để giải đáp thắc mắc của họ.

Câu 10:

- Cậu bé trong câu chuyện là một cậu bé ngoan ngoãn biết giúp bà đi mua đồ, nhưng vì chưa làm như vậy bao giờ cậu bé liền về hỏi bà một cách rất ngây thơ, trong sáng.

Câu 11:

- Bài học ý nghĩa nhất em rút ra được từ câu chuyện chính là hãy suy nghĩ một cách đơn giản, điều quan trọng là tự mình động nào, chứ không cần nhất thiết phải đi hỏi những chuyện vô lí, bình thường, giản đơn lẽ nhiên mà mình tự có thể suy đoán hay làm ra được.

Đọc hiểu Đi chợ

Đọc hiểu Đi chợ (Trắc nghiệm) - Đề 2

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của câu chuyện trên.

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Biểu cảm

D. Nghị luận

Câu 2. Xác định thể loại truyện của câu chuyện trên.

A. Truyện ngụ ngôn

B. Truyện cổ tích

C. Truyện cười

D. Truyện ngắn

Câu 3. Văn bản trên sử dụng ngôi kể thứ mấy?

A. Ngôi thứ nhất

B. Ngôi thứ hai

C. Ngôi thứ ba

D. Ngôi thứ tư

Câu 4. Câu chuyện có mấy nhân vật?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 5. Cậu bé được bà nhờ đi mua mắm và tương ở đâu?

A. Ở nhà hàng xóm 

B. Ở quán tạp hóa

C. Ở siêu thị

D. Ở chợ

Đáp án

Câu 1. A => Phương thức biểu đạt chính của câu chuyện trên là tự sự.

Câu 2. C => Thể loại truyện của câu chuyện trên là truyện cười.

Câu 3. C => Văn bản trên sử dụng ngôi kể thứ ba.

Câu 4. B => Câu chuyện có 2 nhân vật là cậu bé và bà.

Câu 5. D => Cậu bé được bà nhờ đi mua mắm và tương ở chợ.

Hoàng Như Quỳnh
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question