image hoi dap
image hoi dap

Đọc hiểu Đi giữa đường thơm (3 đề)

icon-time21/4/2024

Trả lời câu hỏi Đọc hiểu Đi giữa đường thơm trắc nghiệm và tự luận chính xác nhất, bám sát cấu trúc chấm điểm của các Đề thi Ngữ văn phần Đọc hiểu


Nội dung bài Thơ Đi giữa đường thơm

ĐI GIỮA ĐƯỜNG THƠM

(1) Đường trong làng: hoa dại với mùi rơm...

Người cùng tôi đi dạo giữa đường thơm,

Lòng giắt sẵn ít hương hoa tưởng tượng.

 

(2) Đất thêu nắng, bóng tre, rồi bông phượng

Lần lượt buông màn nhẹ vướng chân lâu:

Lên bề cao hay đi xuống bề sâu?

Không biết nữa. - Có chút gì làm ngợp

Trong không khí... hương với màu hoà hợp...

 

(3) Một buổi trưa không biết ở nơi nào,

Như buổi trưa nhè nhẹ trong ca dao,

Có cu gáy, có bướm vàng nữa chứ,

Mà đôi lửa đứng bên vườn tình tự

Buổi trưa này xưa kia ta đã đi,

Phải cùng chăng? Lòng nhớ rõ làm chi!

(Huy Cận, Đi giữa đường thơm², trích Huy Cận tác phẩm chọn lọc, NXB Giáo

dục (2009), tr.18)


Đọc hiểu Đi giữa đường thơm (Trắc nghiệm) - Đề số 1

Câu 1: Bài thơ trên được viết theo thể thơ gì?

A. Tự do

B. Tám chữ

C. Bốn chữ

D. Năm chữ

Câu 2: Bài thơ trên sử dụng phương thức biểu đạt chính là gì?

A. Tự sự

B. Biểu cảm

C. Nghị luận

D. Miêu tả

Câu 3: Khung cảnh trong bài được miêu tả trong thời gian nào trong ngày?

A. Buổi sáng

B. Buổi chiều

C. Buổi tối

D. Buổi trưa

Câu 4: Những động vật xuất hiện trong bài thơ là?

A. Ong bướm

B. Chim én, ong

C. Cu gáy, bướm vàng

D. Cò trắng

Trả lời câu hỏi

Câu 1: A. Tự do => Không có thể loại thơ tám chữ

Câu 2: B. Biểu cảm => Thể hiện cảm xúc của người viết

Câu 3: D. Buổi trưa => Một buổi trưa không biết ở nơi nào

Câu 4: C. Cu gáy, bướm vàng => Có cu gáy, có bướm vàng nữa chứ

Đọc hiểu Đi giữa đường thơm

Đọc hiểu Đi giữa đường thơm (Tự luận) - Đề số 2

Câu 1. "Đường trong làng" ở khổ thơ 1 có những hình ảnh, chi tiết nào?

Câu 2. Hành động “đi dạo" trong khổ 1, "vướng chân lâu" trong khổ 2, “đã đi" trong khổ 3 là hành động của ai?

Câu 3. Xác định cách hiệp vần trong khổ thơ 2.

Câu 4. Hình ảnh “ hương hoa” trong câu: "Lòng giắt sẵn ít hương hoa tưởng tượng" gợi cho anh/chị cảm nhận gì về cảm xúc của nhà thơ?

Trả lời câu hỏi

Câu 1:

- "Đường trong làng" có những chi tiết, hình ảnh: hoa dại với mùi rơm..., người và tôi cùng đi dạo

Câu 2:

- Hành động “đi dạo" trong khổ 1, "vướng chân lâu" trong khổ 2, “đã đi" trong khổ 3 là hành động của đôi tình nhân trẻ

Câu 3:

- Khổ thơ thứ hai sử dụng cách hiệp vần bằng vần trắc “phượng - ngợp”

Câu 4:

- Hình ảnh “hương hoa” trong câu thơ cho chúng ta thấy được cảm giác hạnh phúc, ngọt ngào của tình yêu mang lại cho lòng tác giả. Đó còn là những dự định tương lai tốt đẹp mà hai người đã nghĩ ra khi có nhau bên cạnh


Đọc hiểu Đi giữa đường thơm (Tự luận) - Đề số 3

Câu 1. Trong khổ thơ 3, chủ thể trữ tình thể hiện cảm xúc gì khi ở trong cảnh “buổi trưa"?

Câu 2. Nêu ý nghĩa hình ảnh tượng trưng "đường thơm".

Câu 3. Có ý kiến cho rằng cái đẹp của đường trong làng trong đoạn thơ là cái đẹp mộc mạc, chân quê. Anh/chị có đồng ý với ý kiến không? Vì sao?

Câu 4. Từ hình ảnh con đường trong đoạn thơ, anh/chị có suy nghĩ như thế nào về ý nghĩa của những con đường làng, con đường quê mà anh/chị đã đi qua?

Trả lời câu hỏi

Câu 1:

- Trong khổ thơ 3, chủ thể trữ tình thể hiện cảm xúc thất vọng, xót xa khi giờ đây người sánh vai với mình trong buổi trưa trước kia đã không còn sánh bước với mình nữa

Câu 2:

- Đường thơm vừa là những kỉ niệm tươi đẹp, vừa là những hạnh phúc lứa đôi khi đôi trẻ còn yêu nhau. Đường thơm còn là một đoạn đường tươi đẹp trong kí ức của hai người khi nghĩ tới những gắn kết với đối phương trog tương lai

Câu 3:

- Em đồng ý với ý kiến cái đẹp của đường trong làng trong đoạn thơ là cái đẹp mộc mạc, chân quê. Bởi vì, những điều gắn bó nhất với họ chính là vẻ đẹp của những sự vật quen thuộc nơi đồng quê Việt Nam. Chỉ khi đi trên con đường ấy thì tình yêu của họ mới có được mùi thơm đồng nội mộc mạc mà quyến rũ tới vậy

Câu 4:

- Thông qua hình ảnh con đường làng trong bài thơ, em thấy rằng con đường làng chính là những kí ức tuổi thơ, là nơi nuôi dưỡng và bảo vệ chúng ta thành một người tốt đẹp như hiện nay. Hình ảnh con đường làng chính là điều mà dù có lớn tới đâu, đi xa đến đâu vẫn luôn lưu luyến chúng ta chẳng thể nào quên đi được

Hoàng Thùy Phương
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question