image hoi dap
image hoi dap

Đọc hiểu Đừng sợ vấp ngã (Trái tim có điều kiện) (2 đề)

icon-time18/4/2024

Trả lời câu hỏi Đọc hiểu Đừng sợ vấp ngã (Trái tim có điều kiện) trắc nghiệm và tự luận chính xác nhất, bám sát cấu trúc chấm điểm của các Đề thi Ngữ văn phần Đọc hiểu


Nội dung bài Đừng sợ vấp ngã (Trái tim có điều kiện)

Đã bao lần bạn vấp ngã mà không hề nhớ. Lần đầu tiên chập chững bước đi, bạn đã bị ngã. Lần đầu tiên tập bơi, bạn uống nước và suýt chết đuổi phải không? Lần đầu tiên chơi bóng bàn, bạn có đánh trúng bóng không? Không sao đâu vì....

Oan Đi-xnây từng bị toà báo sa thải vì thiếu ý tưởng. Ông cũng nếm mùi phá sản nhiều lần trước khi sáng tạo nên Đi-xnây-len.

Lúc còn học phổ thông, Lu-i Pa-xtơ chỉ là một học sinh trung bình. Về môn Hoá, ông đứng hạng 15 trong số 22 học sinh của lớp. 

Lớp Tôn-xtôi, tác giả của bộ tiểu thuyết nổi tiếng Chiến tranh và hoà bình, bị đình chỉ học đại học vì "vừa không có năng lực, vừa thiếu ý chỉ học tập". 

Hen - ri Pho thất bại và cháy túi tới năm lần trước khi thành công Ca sĩ ô-pê-ra nổi tiếng En-ri-cô Ca-ru-xô bị thầy giáo cho là thiếu chất giọng và không thể nào hát được.

Vậy xin bạn chớ lo sợ thất bại. Điều đáng sợ hơn là bạn đã bỏ qua nhiều cơ hội chỉ vì không cố gắng hết mình.

(Theo Trái tim có điều kì diệu) 


Đọc hiểu Đừng sợ vấp ngã (Trái tim có điều kiện) - Đề 1

Câu 1. Văn bản “Đừng sự vấp ngã” được viết theo loại thể loại nào?

A. Truyện ngắn

B. Truyện khoa học viễn tưởng

C. Truyện ngụ ngôn

D. Nghị luận

Câu 2. Văn bản trên viết về vấn đề gì? 

A. Thái độ tích cực trước thất bại

B. Đức tính trung thực

C. Đức tính khiêm tốn

B. Ý nghĩa của sự sẻ chia

Câu 3. Câu văn "Hen-ri Pho thất bại và cháy túi tới năm lần trước khi thành công." đóng vai trò gì trong văn bản?

A. Lí lẽ

B. Ý kiến khái quát

C. Bằng chứng

D. Vừa là lí lẽ, vừa là bằng chứng

Câu 4. Câu văn nào nêu ý kiến của tác giả?

A. Oan Đi-xnây từng bị toà báo sa thải vì thiếu ý tưởng

B. Lúc còn học phổ thông, Lu-i Pa-xtơ chỉ là một học sinh trung bình

C. Lớp Tôn xôi, tác giả của bộ tiểu thuyết nổi tiếng Chiến tranh và hoà bình, bị đình chỉ học đại học vì "vừa không có năng lực, vừa thiểu ý chỉ chỉ học tập".

D. Vậy xin bạn chớ lo sợ thất bại

Câu 5. Tính mạch lạc trong văn bản được thể hiện như thế nào?

A. Có nhiều bằng chứng phong phú

B. Thống nhất về đề tài và trình tự hợp lí giữa các đoạn văn trong văn bản

C. Có những lí lẽ thuyết phục

D. Có đầy đủ lí lẽ và bằng chứng

Câu 6. Các từ in đậm trong hai câu văn sau thực hiện phép liên kết nào?

"Lần đầu tiên chập chững bước đi, bạn đã suýt chết đuối phải không?" bị ngã. Lần đầu tiên tập bơi, bạn uống nước và suýt chết đuối phải không?

A. Phép lặp

B. Phép thế

C. Phép nối

D. Phép lặp, phép thế

Câu 7. Cách lập luận của văn bản có đặc điểm gì?

A. Nêu ý kiến của người viết rồi dùng lí lẽ nhằm thuyết phục người đọc.

B. Nêu ý kiến của người viết rồi dùng bằng chứng và lí lẽ làm sáng tỏ ý kiến.

C. Mở đầu bằng một câu chuyện dẫn đặt vấn đề rồi nêu bằng chứng làm sáng tỏ ý kiến của người viết.

D. Mở đầu bằng một câu chuyện dẫn dắt vẫn đề rồi nêu li lẽ làm sáng tỏ ý kiến của người

Câu 8. Theo em, mục đích chính của người viết văn bản trên là gì?

A. Khẳng định tầm quan trọng của sự sẻ chia người biết đứng dậy sau thất bại

B. Khích lệ mọi người biết đứng dậy sau thất bại. 

C. Ca ngợi đức tính khiêm tốn của các vĩ nhân

D. Khẳng định vai trò của đức tính trung thực

Câu 9. Theo tác giả, con người đã có những vấp ngã đầu tiên nào? Tại sao tác giả lựa chọn tấm gương của những người nổi tiếng làm bằng chứng?

Câu 10. Em rút ra được bài học gì từ văn bản trên?

Đáp án

Câu 1. D => Văn bản “Đừng sự vấp ngã” được viết theo nghị luận.

Câu 2. A => Văn bản trên viết về vấn đề thái độ tích cực trước thất bại.

Câu 3. D =>  Câu văn "Hen-ri Pho thất bại và cháy túi tới năm lần trước khi thành công." đóng vai trò vừa là lí lẽ vừa là bằng chứng.

Câu 4. D => Câu văn nêu ý kiến của tác giả: Vậy xin bạn chớ lo sợ thất bại.

Câu 5. B => Tính mạch lạc trong văn bản được thể hiện thống nhất về đề tài và trình tự hợp lí giữa các đoạn văn trong văn bản.

Câu 6. A => Các từ in đậm trong hai câu văn sau thực hiện phép liên kết lặp “Lần đầu tiên”.

Câu 7. C => Cách lập luận của văn bản có đặc điểm mới lạ mở đầu bằng một câu chuyện dẫn đặt vấn đề rồi nêu bằng chứng làm sáng tỏ ý kiến của người viết.

Câu 8. B => Theo em, mục đích chính của người viết văn bản trên là: Khích lệ mọi người biết đứng dậy sau thất bại. 

Câu 9.

- Theo tác giả, con người đã có những vấp ngã đầu tiên:

+ Chập chững bước đi

+  Lần đầu tiên tập bơi

+ Lần đầu tiên đánh bóng bàn

- Tác giả lựa chọn tấm gương của những người nổi tiếng làm bằng chứng, theo em bởi vì những người nổi tiếng có những thành tựu to lớn, họ có sức hút rất lớn, được nhiều người biết đến và việc tác giả lấy họ làm bằng chứng chính là muốn khích lệ chúng ta rằng đến những người đã có được thành công to lớn, trở nên nổi tiếng đều đã từng trải qua quá khứ bị chê bai, thất bại, không ai là hoàn hảo, thế nên hãy cố gắng đứng dậy dù có gặp phải những trở ngại khiến ta bị vấp ngã, tụt lại phía sau, hắt ẳn chúng ta sẽ có được thành công mà mình muốn.

Câu 10. 

- Qua văn bản trên em rút ra được cho mình những bài học:

+ Hãy luôn cố gắng, đặt niềm tin vào bản thân, đừng vì bất cứ lời nói đánh giá của ai mà nản lòng từ bỏ.

+ Thất bại là mẹ thành công

+ Chỉ khi ta đứng dậy từ những lần vấp ngã thì ta mới có được thành công trong tương lai. 

Đọc hiểu Đừng sợ vấp ngã (Trái tim có điều kiện)

Đọc hiểu Đừng sợ vấp ngã (Trái tim có điều kiện) - Đề 2

Câu 1. Văn bản trên sử dụng chủ yếu phép lập luận nào?

 Câu 2. Chỉ ra và phân tích tác dụng biện pháp điệp cấu trúc câu trong đoạn văn: " Lần đầu tiên tập bơi, bạn uống nước và suýt chết đuối phải không? Lần đầu tiên chơi bóng bàn, bạn có đánh trúng bóng không? " 

Câu 3. Từ văn bản, hãy rút ra 1 thông điệp mà em tâm đắc nhất.Lí giải vì sao điều đó có ý nghĩa với em?

Đáp án

Câu 1. 

-  Văn bản sử dụng chủ yếu phép lập luận: chứng minh.

Câu 2.

- Biện pháp tu từ điệp cấu trúc câu trong đoạn văn: " Lần đầu tiên..., bạn..."

- Tác dụng: Nhằm nhấn manh vào những vấp ngã trong những lần đầu tiên khi làm điều gì đó tronng đời của mỗi người. Từ đó khẳng định được rằng, những vấp ngã ấy là điều hiển nhiên và luôn luôn có mỗi khi con người thực hiện điều gì đó mới mẻ trong cuộc sống. Chính vì vậy hãy can đảm, đừng nản chí mà hãy tiếp tục cố gắng, đứn dậy sau những lần vấp ngã ấy.

Câu 3.

- Từ văn bản em rút ra được một thông điệp mà em tâm đắc nhất: không sợ những lần vấp ngã mà hay kiên cường, cố gắng đứng dậy vượt qua nó. Bởi vì chỉ có rất ít người mới có thể đạt được thành công từ ngày trong lần thử thách đầu tiên bởi việc nào đó, nhưng lại có rất nhiều người đi lên thành công với nhiều lần vấp ngã, thất bại và ngay cả những thiên tài, người nổi tiếng cũng không thể tránh khỏi sai lầm đó. Tuy nhiên, những thất bại ấy lại giúp cho ta có được bài học kinh nghiệm, giúp ta trưởng thành hơn, và ngày càng cố gắng, kiên trì, rèn luyện được bản thân mình và đạt được mục đích mà chính bản thân đặt ra.

Hoàng Như Quỳnh
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question