image hoi dap
image hoi dap

Đọc hiểu Hạ cuối của Dương Viết Cương (3 đề)

icon-time23/3/2024

Trả lời câu hỏi Đọc hiểu Hạ cuối của Dương Viết Cương trắc nghiệm và tự luận chính xác nhất, bám sát cấu trúc chấm điểm của các Đề thi Ngữ văn phần Đọc hiểu


Nội dung bài thơ Hạ cuối

Tôi viết cho ai bài thơ hạ cuối
Ve râm ran xao xác cả khung trời
Ồ vẫn vậy, vẫn ve, vẫn phượng,…
Cớ sao mình nước mắt lại rơi
Trận mưa đầu của ngày cuối chia phôi
Rơi ướt cả một bờ áo trắng
Vô tư thế, hỡi mưa, hỡi nắng?
Biết hay không hạ cuối đã về rồi?
Tháng 6 mùa thi
Ta bỏ lại một thời
Trong trắng như hoa
Hồn nhiên như cỏ
Cho kỷ niệm và cho nỗi nhớ
Cho những tháng ngày xanh biếc xanh.
Đôi mắt nào chiều ấy long lanh
Như muốn nói thật nhiều mà không thể
Tháng năm ơi sao trôi nhanh đến thế
Phượng bùng lên cháy đỏ một khung trời.
Lưu bút trao tay, ánh mắt trao lời
Màu mực tím mênh mang trang giấy trắng
Ai bật khóc trong chiều không bình lặng
Xa thật rồi, áo trắng học trò ơi.

(Hạ cuối. Dương Viết Cương)


Đọc hiểu Hạ cuối của Dương Viết Cương (Trắc nghiệm) - Đề 1

Câu 1: Văn bản trên được viết theo thể thơ nào?

A. Tự do

B. 7 chữ

C. 5 chữ

D. 4 chữ

Câu 2: Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào

A. Sinh hoạt

B. Khoa học

C. Nghệ thuật

D. Chính luận

Câu 3: Thời gian của văn bản trên là mùa:

A. Mùa xuân

B. Mùa thu

C. Mùa hạ

D. Mùa đông

Câu 4: Đối tượng của văn bản trên là:

A. Các bạn học sinh

B. Thầy cô giáo

C. Cái trống trường

D. Cây phượng đỏ

Trả lời câu hỏi

Câu 1: A. Tự do => Dựa vào số chữ trong một câu

Câu 2: C. Nghệ thuật => Dựa vào nội dung của văn bản

Câu 3: C. Mùa hạ => Biết hay không hạ cuối đã về rồi?

Câu 4: A. Các bạn học sinh => Xa thật rồi, áo trắng học trò ơi.

Đọc hiểu Hạ cuối của Dương Viết Cương

Đọc hiểu Hạ cuối của Dương Viết Cương (Tự luận) - Đề 2

Câu 1. Bài thơ trên viết về điều gì?

Câu 2. Hãy chỉ ra nhân vật trữ tình trong bài thơ?

Câu 3. Anh chị hiểu thế nào về “chiều không bình lặng” trong câu thơ: “Ai bật khóc trong chiều không bình lặng"?

Câu 4. Viết một đoạn văn (khoảng 7-10 câu) về tâm tư của tuổi học trò được thể hiện trong 2 câu thơ “Vô tư thế, hỡi mưa, hỡi nắng? Biết hay không hạ cuối đã về rồi?"

Trả lời câu hỏi

Câu 1:

- Bài thơ trên viết về thời khắc mùa hè kết thúc tuổi học trò

Câu 2:

- Nhân vật trữ tình trong bài thơ: Tôi

Câu 3:

- “Chiều không bình lặng” có nghĩa là những xôn xao trong lòng của nhân vật trữ tình, ở ngoài có thể đang vô cùng yên bình, nhưng trong lòng đã gợn sóng từ lâu

Câu 4:

- Cuộc đời của những cô cậu học trò áo trắng mới thật vô tư và hồn nhiên biết bao. Chẳng có những lo nghĩ, bận tâm về thế giới rộng lớn ngoài kia, sẽ chỉ là những ngày tháng yên tâm mà học hành, vui chơi cùng bè bạn. Nắng, mưa là những câu truyện của trời, những điều mà chúng ta vốn chẳng cần phải lo nghĩ gì trong cuộc sống. Thời gian của tuổi áo trắng là tuổi của sự vô tư, hồn nhiên, chẳng lo nghĩ gì về cuộc đời vất vả đang chờ đón phía trước. Chúng ta cứ vội vã mà mong muốn kết thúc tuổi học trò, biết đâu được đó là khoảng thời gian đẹp nhất cuộc đời của mình. Giờ đây, đã đến mùa hè cuối cùng của tuổi học trò, những cô mưa, cậu nắng rồi mai đây sẽ vươn ra chân trời rộng lớn ngoài kia.


Đọc hiểu Hạ cuối của Dương Viết Cương (Tự luận) - Đề 3

Câu 1: Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2: Kí ức về tuổi học trò được tác giả thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào?

Câu 3: Những dòng thơ sau giúp anh/chị hiểu gì về cảm xúc của lứa tuổi học trò cuối cấp:

"Đôi mắt nào chiều ấy long lanh

Như muốn nói thật nhiều mà không thể"

Câu 4: Anh /chị hãy nhận xét về tình cảm của tác giả được thể hiện qua bài thơ.

Trả lời câu hỏi

Câu 1:

- Đoạn trích trên được viết theo thể thơ: Tự do

Câu 2:

- Kí ức về tuổi học trò được tác giả thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh: Ve râm ran, phượng, trận mưa đầu, mùa thi, màu mực tím, áo trắng học trò.

Câu 3:

- Qua hai câu thơ trên, chúng ta có thể thấy rằng đó là sự bồi hồi, lưu luyến của những cô cậu học trò cuối cấp. Những kỉ niệm vui buồn cùng nhau đã trở thành một điều đáng nhớ mà không nỡ rời xa

Câu 4:

- Tình cảm của tác giả được thể hiện qua bài thơ đó là sự bồi hồi, xúc động, cũng như là sự lưu luyến những tháng ngày tươi đẹp của tuổi học trò

Hoàng Thùy Phương
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question