image hoi dap
image hoi dap

Đọc hiểu Hạt giống yêu đời Trước đây tôi từng nghĩ mình

icon-time12/6/2023

Trả lời câu hỏi Đọc hiểu Hạt giống yêu đời Trước đây tôi từng nghĩ mình: Câu 1. Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào ? Câu 2. Hãy chỉ ra quan điểm của tác giả được thể hiện trong đoạn trích trên? Câu 3. Cho biết tác dụng của phép lặp (điệp) sử dụng trong đoạn trích trên. Câu 4. Anh/ chị có nghĩ nói suông là đáng phê phán hay không ? Trả lời bằng một đoạn văn ngắn (khoảng 03 dòng) thể hiện quan điểm của anh/chị, trong đó có dùng phép so sánh (gạch chân dưới phép so sánh ấy).

Đọc đoạn trích sau:

Trước kia, tôi từng nghĩ mình chỉ cần chú trọng dùng ngôn từ cho chuẩn xác là được, nhưng giờ tôi đã hiểu rằng chuyện dùng từ ngữ cho thật chính xác là chuyện không thể. Cuộc đời này luôn có những biến chuyển khó lường. Tôi cũng đã mất đi cái hứng thú tranh cãi với người khác về cú pháp hay các phép ẩn dụ. Lời nói không quan trọng bằng hành động. Đừng nói nguyên tắc suông, mà hãy làm thực. Đừng kể cho tôi bạn nghĩ gì hay hy vọng ra sao, hãy cho tôi thấy nỗ lực của bạn để biến ước mơ thành hiện thực... 

(Trích Hạt giống yêu đời, Robert Fulghum, NXB Trẻ, 2014) 


Đọc hiểu Hạt giống yêu đời Trước đây tôi từng nghĩ mình

Câu 1. Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào ?

Câu 2. Hãy chỉ ra quan điểm của tác giả được thể hiện trong đoạn trích trên.

Câu 3. Cho biết tác dụng của phép lặp (điệp) sử dụng trong đoạn trích trên.

Câu 4. Anh/ chị có nghĩ nói suông là đáng phê phán hay không ? Trả lời bằng một đoạn văn ngắn (khoảng 03 dòng) thể hiện quan điểm của anh/chị, trong đó có dùng phép so sánh (gạch chân dưới phép so sánh ấy).

Đọc hiểu Hạt giống yêu đời Trước đây tôi từng nghĩ mình

Trả lời các câu hỏi đọc hiểu

Câu 1: Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính là nghị luận.

Câu 2: Quan điểm của tác giả được thể hiện trong đoạn trích đó là 

+ Lời nói không quan trọng bằng hành động.

+ Đừng nói nguyên tắc suông mà hãy làm thực.

+ Đừng kể cho tôi bạn nghĩ gì hay hy vọng ra sao, hãy cho tôi thấy nỗ lực của bạn để biến ước mơ thành hiện thực…

Câu 3. Tác dụng của phép lặp (điệp) sử dụng trong đoạn trích trên.

Phép lặp được sử dụng ở cụm “đừng nói”, “đừng kể” có tác dụng:

+ Tạo nhịp điệu cho câu văn, làm cho đoạn văn giàu âm thanh, hình ảnh, tăng tính hàm súc cho đoạn văn.

+ Khẳng định lời nói suông thường sẽ không có giá trị, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hành động. Nhờ có hành động sẽ làm nên giá trị đích thực của bạn, chỉ có hành động mới chứng minh được lời nói có giá trị. Đừng hứa suông, hứa hão, đừng kể lể mà không có hành động.

+ Tăng tính thuyết phục ở người nghe, người đọc.

Câu 4: Nói suông là đáng phê phán vì người nói suông thường sẽ không bao giờ thực hiện được những gì mình nói. Nói suông cũng gần giống với bốc phét giống như một con vẹt làm theo sự chỉ đạo của người khác.

Nói suông thì dễ ai cũng nói được, nếu ai cũng chỉ biết nói suông thì sẽ không bao giờ thực hiện được công việc. Chỉ có hành động mới tạo ra kết quả, điều mà mọi người mong chờ chính là ở hành động. Bởi vậy có thể khẳng định nói suông là hành vi đáng phê phán, không nên học theo.

---------------------------------- 

Trên đây Topbee đã mang tới cho các bạn những kiến thức bổ ích qua bài Đọc hiểu Hạt giống yêu đời Trước đây tôi từng nghĩ mình. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp các bạn đạt được kết quả cao trong học tập.

Phạm Liên
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question