image hoi dap
image hoi dap

Đọc hiểu Hộ vốn nghèo

icon-time20/1/2024

"Đời thừa" là một trong số những tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Nam Cao. Hãy cùng Topbee tìm hiểu kĩ hơn về tác phẩm qua bài Đọc hiểu Hộ vốn nghèo sau đây nhé !

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Đọc hiểu Hộ vốn nghèo

Đọc hiểu Hộ vốn nghèo 

Đọc hiểu Hộ vốn nghèo 

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích

Câu2: Tóm tắt nội dung đoạn trích

Câu 3: Nỗi buồn của nhân vật hắn có lí do từ đâu ? Qua nỗi buồn ấy, em đánh giá nhân vật này là người như thế nào ?

Câu 4: Phân tích điều tâm niệm sau đây của nhân vật hắn về văn chương: Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái chưa có…

Câu 5: Qua đoạn trích, em nhận thấy điều gì về việc lựa chọn điểm nhìn của người kể chuyện ?

Câu 6: Nhận xét khái quát về hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng nhiều kiểu câu trong đoạn trích.


Trả lời câu hỏi

Câu 1

- Phương thức biểu đạt chính: Tự sự

Câu 2

- Hộ là một văn sĩ nghèo mang trong mình nhiều hoài bão ước mơ. Anh là người có lý tưởng sống cao đẹp. Là một nhà văn, anh đã từng ước mơ có những tác phẩm lớn, có giá trị vượt thời gian. Nhưng từ khi cứu vớt cuộc đời Từ, cưới Từ về làm vợ, anh phải lo cho cuộc sống của cả gia đình chỉ với những đồng tiền ít ỏi của nghề viết văn.Hộ đã rơi vào tình trạng khốn khổ. Tạm gác ước mơ hoài bão để nuôi gia đình, nhưng rồi nỗi lo cơm áo và những dằn vặt lương tâm của một nhà văn đã biến anh thành một người đàn ông vũ phu. Hộ rơi vào cái vòng luẩn quẩn, không lối thoát.

Câu 3

- Nỗi buồn của nhân vật hắn có lí do từ việc: hắn không thực hiện đc giấc mơ, hoài bão của mình.

+ Hộ gặp Từ, từ đó phải lo lắng tủn mủn về vật chất

+ Không còn viết thận trọng như trước nữa mà phải: viết vội, viết vàng..

- Qua nỗi buồn ấy, có thể thấy nhân vật này là một nhà văn:

+ Có tài và có ý thức rất cao về nghề nghiệp

+ Đầy tâm huyết với nghề

=>Hộ phải đối mặt với sự tha hóa về ngòi bút trước sự tấn công của miếng cơm, manh áo, của đồng tiền

Câu 4

- Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một kiều mẫu đưa cho là cách diễn tả hình ảnh, ám chỉ thứ văn chương đẽo gọt, khuôn sáo, hời hợt, một thứ văn chụp ảnh hoặc minh họa giản đơn. Người thợ dù là người thợ khéo tay thì cùng chỉ sản xuất ra những thành phẩm hàng loạt theo mẫu mã có sẵn, dù có khéo léo cùng chỉ là một hình thức bắt chước, theo khuôn mẫu. Mọi nghệ sĩ chân chính, có tài năng đều khao khát sáng tạo ra được những tác phẩm chân chính, sâu sắc. Nhưng không bao giờ họ bằng lòng với lối sao chép, rập khuôn hay phản ánh hiện thực cuộc sống trên bề mặt của nó.

Câu 5

- Điểm nhìn trong tác phẩm được thể hiện qua góc nhìn của nhân vật chính - nhân vật hộ. Nhân vật hộ là người có tư tưởng, hoài bão văn chương lớn lao của mình. 

Câu 6

- Việc sử dụng nhiều kiểu câu trong đoạn trích góp phần làm nói rõ chân dung tinh thần của nhân vật (sáng tạo và cần thận mọi thứ mình viết mới là người viết chân chính); giúp nhịp điệu và giọng điệu của lời kể tránh được sự đơn điệu, buồn tẻ, người đọc cuốn theo dòng cảm xúc của nhân vật và thấu hiểu những trăn trở của nhân vật chính.

 

Hứa Ngọc Khánh
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question