image hoi dap
image hoi dap

Đọc hiểu Hồi hương ngẫu thư

icon-time12/3/2024

Trả lời câu hỏi Đọc hiểu Hồi hương ngẫu thư chính xác nhất, bám sát cấu trúc chấm điểm của các đề thi Ngữ văn phần Đọc hiểu


Nội dung bài thơ Hồi hương ngẫu thư

                                         HỒI HƯƠNG NGẪU THƯ

Thiếu tiểu ly gia, lão đại hồi,

Hương âm vô cải, mấn mao tồi.

Nhi đồng tương kiến, bất tương thức,

Tiếu vấn, khách tòng hà xứ lai?


Đề Đọc hiểu Hồi hương ngẫu thư - Trắc nghiệm

Câu 1. Bài thơ trên thuộc thể thơ nào?

A. Thất ngôn bát cú đường luật

B. Thất ngôn tứ tuyệt đường luật

C. Thất ngôn xen lục ngôn

D. Song thất lục bát

Đáp án: B. Thất ngôn tứ tuyệt đường luật

Câu 2. Dòng nào nêu lên tâm trạng của tác giả trong bài thơ?

A. Vui mừng, háo hức khi trở về quê

B. Buồn thương trước cảnh quê hương có nhiều thay đổi

C. Ngậm ngùi, hụt hẫng khi trở thành khách lạ giữa quê hương

D. Đau đớn, luyến tiếc khi phải rời xa chốn kinh thành

Đáp án: C. Ngậm ngùi, hụt hẫng khi trở thành khách lạ giữa quê hương

Câu 3. Biện pháp nghệ thuật nào không sử dụng trong bài thơ Hồi hương ngẫu thư?

A. Biểu cảm qua tự sự và miêu tả

B. Phép tương phản

C. Phép đối

D. Ẩn dụ

Đáp án: D. Ẩn dụ

Câu 4. Nhận định nào sau đây không đúng với bài thơ?

A. Hai câu đầu có giọng điệu nhẹ nhàng, bình thản, khách quan song pha lẫn nỗi buồn ngậm ngùi

B. Thể hiện tình yêu quê hương thắm thiết của một người lữ khách nhớ về cố hương.

C. Hai câu sau là giọng điệu hóm hỉnh, bi hài chứa đựng một nỗi buồn ngậm ngùi, cô đơn của tác giả khi về đến quê nhà.

D. Bài thơ sử dụng phép tiểu đối thành công, góp phần thể hiện sâu sắc những tâm tư, tình cảm của tác giả.

Đáp án: B. Thể hiện tình yêu quê hương thắm thiết của một người lữ khách nhớ về cố hương


Đáp án đề Đọc hiểu Hồi hương ngẫu thư - Tự luận

Câu 5: Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ đầu.

Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ đầu là: phép đối. (thiếu tiểu – lão đại, li gia – đại hồi, hương âm vô cải – mấn mao tồi)

Tác dụng của biện pháp nghệ thuật: Phép đối khiến cho sự khác biệt giữa hai con người cùng quê phản ánh qua tuổi tác, nhân vật trữ tình rời đi khi còn trẻ, trở về đã bạc đầu. Dường như thời gian đã mang đi tất thảy, mang đi tuổi xuân và sức khỏe của con người, nhưng lại chẳng lấy đi nổi tình yêu quê hương và thiết tha quay trở lại quê nhà của nhân vật.

Câu 6: Nhà thơ đã thể hiện tâm trạng gì qua câu thơ “Tiếu vấn khách tòng hà xứ lai”?

Sau khi rời quê và trở về, nhân vật từ mái tóc đen đã bạc trắng, ngoại hình thay đổi, dường như khiến cho nơi quê cũ không thể nhận ra. Nhưng trên mặt tình cảm, nơi quê đó đã chẳng còn lấy một người thân, một người bạn quen thuộc, chỉ có đám trẻ tò mò nhìn ông lão từ đâu xuất hiện. Đáng buồn thay, nhân vật có lẽ cũng tự thương cho số phận, khi mà 50 năm quay lại, quê hương xưa và những con người xưa chỉ coi ông như một người khác lạ ghé chơi. 

Câu 7: Sự biểu hiện tình quê hương ở hai câu trên và hai câu dưới có gì khác nhau về giọng điệu?

Hai câu đầu: Tác giả cảm thán thời gian trôi quá nhan, từ thiếu niên cho đến khi bạc đầu mới được trở về quê hương. Giọng điệu của ông có phần ngậm ngùi, sâu lắng và man mác buồn.

Hai câu sau: Khi gặp bọn trẻ, cả giọng thơ và khung cảnh dường như trở nên tươi sáng hơn. Nhưng chính sự vui tươi đó như đang châm biếm nỗi buồn của người trở lại, vì bọn trẻ đơn thuần coi ông như một người xa lạ đến chơi.

Câu 8: Em hãy kể tên một số bài thơ đường luật viết về quê hương mà mình biết.

Tác phẩm: Qua Đèo Ngang – Bà Huyện Thanh Quan, Chiều hôm nhớ nhà – Bà Huyện Thanh Quan,…

Ngọc Hương
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question