Đọc hiểu Khi còn trẻ, hãy ra ngoài nhiều hơn ở nhà (2 đề)
Trả lời câu hỏi Đọc hiểu Khi còn trẻ, hãy ra ngoài nhiều hơn ở nhà: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản? Em hiểu như thế nào về từ “bóc lột” trong câu: “Khi còn trẻ, hãy ra ngoài nhiều hơn ở nhà. Hãy nhào vô xin người khác “bóc hết, lột sạch” khả năng của mình. Chỉ sợ bất tài nộp hồ sơ “xin việc”, mà chả ai thèm cho, chả ai thèm bóc lột”.
Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:
…(1) “Khi còn trẻ, hãy ra ngoài nhiều hơn ở nhà. Hãy nhào vô xin người khác “bóc hết, lột sạch” khả năng của mình. Chỉ sợ bất tài nộp hồ sơ “xin việc”, mà chả ai thèm cho, chả ai thèm bóc lột. Khi đã được bóc và lột hết, dù sau này đi đâu, làm gì, bạn đều cực kỳ thành công. Vì năng lực được trui rèn trong quá trình làm cho người khác. Sự chăm chỉ, tính kỷ luật, quen tay quen chân, quen ngáp, quen lười… cũng từ công việc mà ra. Mọi ông chủ vĩ đại đều từng là những người làm công ở vị trí thấp nhất. Họ đều rẽ trái trong khi mọi người rẽ phải. Họ có những quyết định không theo đám đông, không cam chịu sống một cuộc đời tầm thường, nhạt nhòa… rồi chết.
(2) Còn những bạn thu nhập 6 triệu cũng túng thiếu, 20 triệu cũng đi vay mượn đế tiêu dùng, thì thôi, cuộc đời họ chấm dứt giấc mơ lớn. Tiền nong cá nhân quản lý không được, thì làm sao mà quản trị tài chính một cơ nghiệp lớn? Tư duy thế nào thì nó ra số phận thế đó.”
(Trích Trên đường băng, Tony Buổi Sáng, Nxb Trẻ, 2015)
Đọc hiểu Khi còn trẻ, hãy ra ngoài nhiều hơn ở nhà - Đề số 1

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản?
Câu 2. Em hiểu như thế nào về từ “bóc lột” trong câu: “Khi còn trẻ, hãy ra ngoài nhiều hơn ở nhà. Hãy nhào vô xin người khác “bóc hết, lột sạch” khả năng của mình. Chỉ sợ bất tài nộp hồ sơ “xin việc”, mà chả ai thèm cho, chả ai thèm bóc lột”.
Câu 3. Vì sao tác giả cho rằng: “Tư duy thế nào thì nó ra số phận thế đó?”
Câu 4. Anh/chị rút ra được thông điệp, bài học gì sau khi đọc hiểu văn bản
Trả lời câu hỏi đọc hiểu
Câu 1.
Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản là: Nghị luận.
Câu 2.
Từ “bóc lột” trong câu: “Khi còn trẻ, hãy ra ngoài nhiều hơn ở nhà. Hãy nhào vô xin người khác “bóc hết, lột sạch” khả năng của mình. Chỉ sợ bất tài nộp hồ sơ “xin việc”, mà chả ai thèm cho, chả ai thèm bóc lột” có nghĩa là khi mình bị “bóc lột” hết những gì mình có thì chính mình cũng khắc phục được những hạn chế của bản thân và từ đó hoàn thiện và nâng cao giá trị bản thân.
Câu 3.
Tác giả cho rằng: “Tư duy thế nào thì nó ra số phận thế đó?” là do:
+ Tư duy không chỉ là trí tuệ mà nó còn là năng lực sáng tạo, nó sẽ quyết định bạn muốn làm gì, muốn trở nên như thế nào.
+ Tư duy sẽ quyết định số phận của bạn: giàu hay nghèo, sướng hay khổ.
Câu 4.
Thông điệp mà em rút ra sau khi đọc hiểu văn bản là cần tích cực trải nghiệm, lăn lộn trong cuộc sống dù khó khăn vất vả đến đâu cũng không sợ, chỉ khi thế thì mới đúc kết được nhiều bài học kinh nghiệm cho bản thân.
Đọc hiểu Khi còn trẻ, hãy ra ngoài nhiều hơn ở nhà - Đề số 2

Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích, chỉ ra cơ sở giúp anh/chị xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích?
Câu 2: Nêu ngắn gọn nội dung và mục đích của đoạn trích?
Câu 3: Lý giải ý kiến của người viết: “Năng lực được trui rèn trong quá trình làm cho người khác”.
Câu 4: Theo anh/chị, thời điểm nào là hợp lí để người trẻ bắt đầu tự quản lí tài chính cá nhân? (trinh bày trong một đoạn văn khoảng 5 - 7 câu).
Trả lời câu hỏi đọc hiểu
Câu 1:
Phong cách ngôn ngữ của đoạn trích là phong cách ngôn ngữ chính luận.
Cơ sở giúp em xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích là:
+ Văn bản đã nêu rõ quan điểm của tác giả về một vấn đề trong xã hội.
+ Có các luận điểm, luận cứ rõ ràng với những lập luận logic,chặt chẽ.
Câu 2:
Nội dung của đoạn trích là: Thái độ của tác giả về cách làm việc và cách quản lí tài chính cá nhân của mỗi người.
→ Mục đích của đoạn trích là: Cổ vũ mọi người tích cực trau dồi năng lực, kinh nghiệm để thành công trong cuộc sống.
Câu 3:
“Năng lực được trui rèn trong quá trình làm cho người khác” có nghĩa là năng lực ngoài việc hình thành do quá trình lao động, làm việc của bản thân mà nó còn hình thành trong khi làm việc cho người khác. Khi làm việc cho người khác, chúng ta sẽ luôn chịu áp lực, khó khăn từ đó sẽ hình thành kỹ năng, giúp chúng ta thành công hơn.
Câu 4:
Theo em, thời điểm nào là hợp lí để người trẻ bắt đầu tự quản lí tài chính cá nhân là khi họ bắt đầu kiếm ra tiền. Không có một mốc tuổi cụ thể vì mỗi người kiếm ra tiền bằng nhiều cách và thời gian khác nhau, do đó, thời điểm hợp lý là khi học bắt đầu kiếm ra tiền bằng chính sức của mình.
----------------------------------
Trên đây Topbee đã mang tới cho các bạn những kiến thức bổ ích qua bài Đọc hiểu Khi còn trẻ, hãy ra ngoài nhiều hơn ở nhà. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp các bạn đạt được kết quả cao trong học tập.