image hoi dap
image hoi dap

Đọc hiểu Khoảng trời, hố bom (3 đề)

icon-time24/4/2024

Hướng dẫn trả lời 3 đề Đọc hiểu Khoảng trời, hố bom tự luận chi tiết giúp bạn ôn luyện đề thi Ngữ văn Đọc hiểu đạt kết quả cao


Nội dung bài khoảng trời, hố bom

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu: 

"Chuyện kể rằng: em, cô gái mở đường 
Để cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương 
Cho đoàn xe kịp giờ ra trận
Em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa
Đánh lạc hướng thù. Hứng lấy luồng bom...

Đơn vị tôi hành quân qua con đường mòn 
Gặp hố bom nhắc chuyện người con gái 
Một nấm mộ, nắng ngời bao sắc đá 
Tình yêu thương bồi đắp cao lên..."

(Trích “Khoảng trời, hố bom"- Lâm Thị Mỹ Dạ, NXB Văn học, 2006)


Đọc hiểu Khoảng trời, hố bom - Đề 1

Câu 1: Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2: Theo tác giả, em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình để làm điều gì ?

Câu 3: Xác định và chỉ rõ tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa được sử dụng trong hai dòng thơ đầu của đoạn thơ trên.

Câu 4: Từ sự hy sinh của nhân vật trữ tình trong đoạn thơ kết hợp với những hiểu biết xã hội, em hãy trình bày suy nghĩ của em về những sự hy sinh thầm lặng trong cuộc sống ngày nay.

Đáp án

Câu 1:

- Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ: tự do

Câu 2:

- Theo tác giả, em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình để hắp lên ngọn lửa /Đánh lạc hướng thù. Hứng lấy luồng bom.

Câu 3:

- Biện pháp tu từ nhân hóa: "Để cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương "

- Tác dụng: gợi liên tưởng, tưởng tượng cho người đọc về con đường những năm tháng chiến tranh, đồng thời tăng thêm tính sinh đồn khi nhân hóa con đường sẽ bị thương khi mưa bom đạn rơi xuống, giúp cho sự vật có thể biểu hiện được những suy nghĩ hay bày tỏ được tình cảm của của tác giả.

Câu 4:

- Trong cuộc sống ngày nay, sự hy sinh thầm lặng cũng là một điều đáng trân quý, trân trọng. Sự hy sinh thầm lặng trong cuộc sống: những con người dũng cảm, sẵn sàng giúp đỡ người với người từ những hành động nhỏ nhất với tình yêu thương chân thành là những người luôn có ý thức vươn lên xây dựng một xã hội tốt đẹp. Có những những hy sinh xả thân mình để cứu người cho dù là bất kì ai chỉ với tình thương giữa người với người hay là nhiệm vụ đi chăng nữa tất cả đều là sự hy sinh cao cả và đẹp đẽ. Họ vì lợi ích chung mà gạt bỏ đi cái tôi, sự ích kỉ của bản thân, biết lấy cái lớn làm mục tiêu cao cả. Hi sinh có nhiều mức độ, từ cái nhỏ đến cái lớn, có khi là hi sinh cả mạng sống, cả tuổi xuân của mình để bảo vệ lẽ phải, những điều đúng đắn. Mỗi người chỉ sống một lần trên đời, hãy sống vưới đức hy sinh cao đẹp để cuộc sống thêm ý nghĩa.


Đọc hiểu Khoảng trời, hố bom - Đề 2

Câu 1: Nhân vật trữ tình em trong bài thơ là ai?

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là gì ?

Câu 3: Nêu giá trị nghệ thuật của chuỗi hình ảnh mang tính biểu trưng: ngọn lửa - vì sao ngời chói lung linh - vầng mây trắng - vầng dương - mặt trời.

Câu 4: Nêu cảm nhận về hai dòng thơ cuối: "Gương mặt em bạn bè tôi không biết / Nên mỗi người có gương mặt em riêng."

Đáp án

Câu 1:

- Nhân vật trữ tình em trong bài thơ là: cô gái mở đường (nữ thanh niên xung phong)

Câu 2:

- Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là: biểu cảm

Câu 3:

- Giá trị nghệ thuật của chuỗi hình ảnh mang tính biểu trưng: ngọn lửa - vì sao ngời chói lung linh - vầng mây trắng - vầng dương - mặt trời là: bất tử hóa cái chết của em, sự hy sinh của em chính là hóa thân vào cuộc đời vĩnh cửu, vào vũ trụ bao la, lung linh và rực rỡ, mênh mông và mãi hằng tồn. Cái chết của em sáng rực, mãnh liệt thể hiện sự sống của em luôn chiến thắng cái chết, luôn tồn tại. Những vì sao cho thấy em là điều tốt đẹp tượng trưng cho sự hy vọng cho linh hồn con người.

Câu 4:

- Hai dòng thơ cuối: "Gương mặt em bạn bè tôi không biết / Nên mỗi người có gương mặt em riêng." có thể hiểu: sự ghi nhớ, tri ân của những con người đang sống trước "em". Không ai biết gương mặt của "em" song trong mỗi người, "em" luôn hiện hữu, luôn sống mãi trong tình yêu thương, lòng biết ơn, ngưỡng mộ, mến phục. Cảm phục trước sự hy sinh cao cả của em, cái chết thiêng liêng nhưng cũng rất giản dị, sự hy sinh thầm lặng của em đã đi vào tim biết bao nhiêu người còn sống.


Đọc hiểu Khoảng trời, hố bom - Đề 3

Câu 1: Câu thơ nào gợi lên sự hy sinh anh dũng của cô gái mở đường trong đoạn thơ trên?

Câu 2: Dấu (…) ở cuối câu thơ “Đánh lạc hướng thù, hứng lấy làn bom..nói lên điều gì ?

Câu 3: Chỉ ra 2 biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ và tác dụng của những biện pháp nghệ thuật đó?

Câu 4: Đoạn thơ trên gợi cho em suy nghĩ gì về nhan đề bài thơ?

Đáp án

Câu 1:

- Câu thơ nào gợi lên sự hy sinh anh dũng của cô gái mở đường trong đoạn thơ trên là: “Em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa/Đánh lạc hướng thù. Hứng lấy luồng bom...”

Câu 2:

- Dấu (…) ở cuối câu thơ “Đánh lạc hướng thù, hứng lấy làn bom..nói lên: tạo khoảng trống nói lên sự hy sinh của em cô gái thanh niên xung phong, đồng thời cho thấy nỗi đau, nỗi tiếc thương của tác giả trước sự hi sinh anh dũng của em.

Câu 3:

- Biện pháp nói giảm, nói tránh, so sánh: Em nằm dưới đất sâu/ Như khoảng trời đã nằm yên trong đất: Đêm đêm tâm hồn em tỏa sáng/ Những vì sao ngời chói lung linh; Trái tim em là mặt trời, vầng dương.

- Tác dụng: gợi liên tưởng, tưởng tượng cho người đọc thấy được về cái chết của em, đồng thời xoa dịu đi sự mất mát. Biểu thị nỗi tiếc thương của tác giả và ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn cũng như sự bất tử của cô gái thanh niên xung phong. Bên cạnh đó miêu tả sinh động, tăng sự hấp dẫn nhấn mạnh về sự hy sinh anh dũng của em tuy em đã không còn nhưng em vẫn còn sống mãi trong lòng những người còn sống,

Câu 4:

- Đoạn thơ trên gợi cho em suy nghĩ gì về nhan đề bài thơ là: "khoảng trời, hố bom" là hình ảnh tương phản bức tranh hiện thực về những ngày chiến tranh khốc liệt. “Hố bom” là kết quả của những cuộc chiến tranh, mưa đạn, mưa bom rơi xuống tạo thành những hố bom thật to biểu thị sự mất mát, khốc , đau thương trong những năm tháng chiến tranh. “Khoảng trời” trước hết là tâm hồn thanh khiết, cao cả của cô gái thanh niên xung phong mở đường, cô gái ấy đã hy sinh thầm lặng vì hòa bình, sự bình yêu dân tộc, chiến đấu vì Tổ Quốc. Cho nên chọn hai hình ảnh này đặt tên cho nhan đề bài thơ tạo nên sự đối lập nhau, tác giả đã tạo ra một tứ thơ hay và ý nghĩa.

Kim Nhung
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question