image hoi dap
image hoi dap

Đọc hiểu Làm mẹ (2 đề)

icon-time24/4/2024

Hướng dẫn trả lời 2 đề Đọc hiểu Làm mẹ tự luận chi tiết, chính xác giúp bạn ôn luyện đề thi Ngữ văn Đọc hiểu đạt kết quả cao


Nội dung bài Làm mẹ

Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu:

“Bây giờ chưa hết tháng ba nhưng mỗi tối từ chợ về, dì Diệu đã tranh thủ ngồi may đồ cho em bé. Đã biết là con gái nên bộ nào dì cũng dún bèo cổ, bèo tay, bèo lai áo… coi rất dễ thương ngộ mắt. Ban ngày, dì ra sạp vải, lúc nào có khách thì lo buôn bán, đo đắt, lúc nào rảnh dì ngồi đơm nút, vắt khuy. Tay dì tẩn mẩn xỏ từng đường kim tí xíu. Dì vừa làm vừa mủm mỉm cười một mình, rồi vui quá xá là vui, một mình vui không hết, dì Diệu khoe:

– Tui sắp có con gái rồi nghen.

Một người dòm lom com vô cái eo thon thả của dì rồi cười:

– Nói chơi hoài, có thấy bầu bì gì đâu…

Dì Diệu cười ngặt nghẽo, cười đến khi cái mũi thon thon xinh xẻo của dì ửng đỏ lên:

– Bốn mươi mấy tuổi rồi, bầu bì gì nữa. Tui xin con nuôi.

Mấy bà bạn bàn ra bàn vô, nói chuyện tò vò nuôi con nhện, chuyện con quạ nuôi tu hú nhằm lung lạc dì, nhưng dì Diệu vẫn khăng khăng chắc lòng chắc dạ, làm như dì đã thấy ràng ràng một tương lai chắc chắn rồi vậy. Thấy dì Diệu cười cười hoài, kiểu “chuyện của tui, chị em sao biết được”, thấy tức chết.

(Lược một đoạn: Vì có một khối u nhỏ trong người, dì Diệu không thể có con. Dù chú Đức, chồng dì chỉ cần hai vợ chồng sống hạnh phúc nhưng dì Diệu luôn canh cánh trong lòng. Chị Lành là người lao động thuê nhà trong khu, là người phụ nữ quá lứa, khỏe mạnh, chất phác và rất hiền lành. Gia cảnh nhà chị khốn khó, chị lại đang cần tiền gửi cho ba má. Chị Lành đắn đo nhiều lẽ, chị sợ những thâm tình ràng buộc, không tròn lời hứa với dì Diệu, sợ bà con dị nghị không chồng lại có con, chị cần tiền nhưng cũng cần con… Nhưng vì dì Diệu quá tốt, chị cũng đồng ý thụ tinh nhân tạo và có em bé trong sự vui mừng của hai người đàn bà).    

Dì Diệu bắt đầu chuẩn bị cho một đứa con ra đời. Dì mua mấy tấm hình em bé về dán trong căn nhà chị Lành. Đứa nào đứa nấy ú na ú nần, thấy cưng không chịu được. Dì biểu chị Lành phải siêng nhìn để sinh con ra nó sẽ xinh đẹp như thế. Chị Lành thắc mắc:

– Giống trong hình làm chi, giống ba giống má nó là được rồi.

Dì Diệu ngẩn người, ờ, dì bắt đầu nghĩ, đứa bé sinh ra sẽ giống ai, giống chú Đức đẹp người, giống dì trong trẻo, trẻ trung hay giống ……

– Nó sẽ giống cả ba người.

Dì chắc chắn như vậy.

Chị Lành thường lén trốn dì Diệu đi gánh nước. Hồi chưa có bầu thì gánh đầy, bây giờ gánh lưng thùng. Chị muốn gởi về cho má nguyên số tiền đó mà không mẻ một đồng nào. Bây giờ, có con, chị thương má nhiều thiệt nhiều. Dì Diệu có hôm dọn hàng về sớm, thấy chị Lành vắt vẻo đôi thùng trên đường mà lòng xót xa:

– Con của chị em mình giờ là cục máu mỏng manh lắm, em làm vậy không được đâu.
Chị Lành rân rấn nước mắt cái câu “con của chị em mình”. Dì Diệu dỗ, “em mà khóc hoài, em bé sinh ra mặt sẽ buồn cho mà coi”. Rất nhẹ và dịu dàng, lòng hai người đàn bà tự dưng chỉ nghĩ về chỗ đứa con.

(…) Dì Diệu cười, rồi làm như một cơn gió từ đâu xộc tới, tim dì riết lại một nỗi đau. Dì thèm biết bao nhiêu cái cảm giác che chở cho một sinh linh sống trong mình, để được thèm tới cùng, tới chảy nước dãi món ngọt, món chua, để có thể cảm nhận từ trái tim chứ không phải bằng bàn tay đôi bàn chân bé bỏng quẩy đạp bụng mình thon thót. Đó là những thứ cảm giác thiêng liêng không vay mượn, thuê mướn được: cảm giác làm mẹ. Dì bắt đầu lo lắng, mình đã làm một việc đúng không.

Chỉ còn một tháng hai mươi ngày nữa, đứa bé sẽ ra đời. Dì Diệu tính từng ngày, từng bữa. Chị Lành tính từng ngày từng bữa. Người trông cho mau, người trông đừng bao giờ đến. Dì Diệu cố quên cái vẻ mặt buồn bã, van nài của chị Lành. Chị biết, khi đứa bé khóc ngoe ngoe cất tiếng khóc chào đời, là chị với nó sẽ phải chia lìa. Hợp đồng đã ghi rõ ràng như vậy. Chị thấy thương mình, thương con và thương dì Diệu. Chị rối rít ăn, rối rít ngủ vì biết rằng mai nầy rồi chẳng còn nhau…

Một sáng, chị Lành biến mất.

Dì Diệu kêu chú Đức về, nước mắt ròng ròng khi thấy bóng chồng qua cửa. Chú đau lòng bảo thôi bỏ đi, dì Diệu cãi, “em bỏ không đành, anh à”. Chú cũng thấy rằng bỏ không được. Máu mủ ruột ràng mình mà bỏ sao được. Hai người đi tìm xơ bơ xấc bấc. Không có, không gặp. Dì Diệu về quê, bà mẹ già chị Lành tay run bẩn, vừa đau vừa xót.

– Vậy ra nó không nói gì với cô sao… Tui hay tin nó hư hỏng, tôi từ nó rồi, tui tính bỏ nó luôn, nhưng thiệt tình tui thương nó lắm, phải nó về, tui cũng nuôi.

Dì Diệu lau nước mắt cho mẹ chị Lành, lòng nghĩ, làm sao mình lại để ra nông nỗi nầy. Dì không tiếc tiền của, sông sức, dì cũng không tiếc tình thương dồn đắp cho chị Lành, dì chỉ cảm thấy xót xa cho mình “làm người thì ai lại đi giành con với người ta”, dì luôn dằn vặt vậy.

Dì Diệu bỏ sạp vải tối ngày chạy xe long rong ngoài đường để may ra tìm được bóng người …

Khi đã không trông chờ gì, một ngày, khi mở cửa, dì Diệu nhìn thấy chị Lành đang ngồi ngoài hàng ba và khóc.

Những người có tình có nghĩa, dễ gì bỏ được nhau.

Dì Diệu cắn cho môi vằn đỏ dấu răng, dì ôm chị Lành vào lòng rất chặt. Dì cảm nhận được từ trái tim bàn chân bé bỏng của đứa bé đang lòi chòi. Nó háo hức nằm giữa hai tấm lòng của hai bà mẹ.

Dì Diệu đi lấy tờ hợp đồng ra và đốt cháy thành một tờ tro mỏng. Đôi khi người ta hay bày chuyện nầy chuyện nọ để làm xao động cuộc đời đang hết sức yên bình, lãng nhách vậy đó…”

(Trích Làm mẹ – Nguyễn Ngọc Tư)


Đọc hiểu Làm mẹ - Đề 1

Câu 1: Đoạn trích trên sử dụng những phương thức biểu đạt nào?

Câu 2: Xác định ngôi kể của đoạn trích.

Câu 3: Giải thích ý nghĩa nhan đề “Làm mẹ”.

Câu 4: Kết thúc tác phẩm là hành động dì Diệu: “Dì Diệu đi lấy tờ hợp đồng ra và đốt cháy thành một tờ tro mỏng. Đôi khi người ta hay bày chuyện nầy chuyện nọ để làm xao động cuộc đời đang hết sức yên bình, lãng nhách vậy đó…”. Anh/chị hãy nêu ý nghĩa kết thúc của tác phẩm?

Câu 5: Nhận xét nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Ngọc Tư trong tác phẩm “Làm mẹ”?

Đáp án

Câu 1:

- Đoạn trích trên sử dụng những phương thức biểu đạt:Tự sự, miêu tả, biểu cảm

Câu 2:

- Ngôi kể của đoạn : kể theo ngôi thứ ba

Câu 3:

- Ý nghĩa nhan đề “Làm mẹ”: một lời trần thuật, báo hiệu trước một điều gì đó là sắp được làm mẹ. Thể hiện sự đồng cảm làm mẹ của người phụ nữ, đó là niềm tự hào của phụ nữ, hé lộ nỗi đau bi kịch và cả sự yêu thương, thấu hiểu của hai người đàn bà hai người mẹ, dì Diệu khao khát được làm mẹ mãnh liệt đến mức đã nhờ một người phụ nữ khác mang thai hộ mình, nhưng dì Diệu vẫn dành trọn tình yêu thương cho đứa con sắp chào. Tình mẫu tử là một trong những tình cảm thiêng liêng nhất của con người. Nó được thể hiện qua sự gắn bó, yêu thương, hy sinh của người mẹ dành cho con cái.

Câu 4:

- Ý nghĩa kết thúc của tác phẩm: đây là một kết thúc mở, một kết thúc có hậu tạo sự lôi cuốn, hấp dẫn cho người đọc. Khắc họa rõ nét hơn vẻ đẹp của dì Diệu, dì có tình yêu thương giữa người với người, sự chia sẻ và cảm thông trân trọng của dì dành cho chị. Việc thể hiện hành động dứt khoát của dì Diệu quyết liệt trong việc từ bỏ “thuê bụng", từ bỏ ước mơ làm mẹ theo một cách gượng ép. Hạnh phúc không chỉ đến từ việc có con, mà có thể tìm thấy trong những điều bình dị xung quanh.

Câu 5:

- Nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Ngọc Tư trong tác phẩm “Làm mẹ": xoay quanh việc tìm kiếm con của cặp vợ chồng vô sinh, và cái kết câu chuyện đầy bất ngờ và hợp lí, có sự đan xen phù hợp với thời gian. Chi tiết truyện đặc sắc cách sắp xếp trình tự diễn ra một cách logic, nhân vật phù hợp với trình tự của truyện. Lối kể chuyện đọc đáo theo ngôi thứ ba, giúp tác giả có cái nhìn bao quát, khách quan về câu chuyện, lồng ghép nhiều chi tiết sinh động, giàu sức gợi.


Đọc hiểu Làm mẹ - Đề 2

Câu 1: Theo đoạn trích, Dì diệu bắt đầu chuẩn bị điều gì?

Câu 2: Đoạn trích trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?

Câu 3: Qua đoạn trích trên, anh/chị hãy viết đoạn văn 5 - 7 dòng nói về tình hương của người mẹ dành cho người con, tình mẫu tử ?

Câu 4: Thông điệp nào có ý nghĩa sâu sắc nhất với anh/chị sau khi đọc đoạn trích trên?

Đáp án

Câu 1:

- Theo đoạn trích, Dì diệu bắt đầu chuẩn cho một đứa con ra đời.

Câu 2:

- Đoạn trích trên được viết theo phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

Câu 3:

- Tình mẫu tử là tình cảm thiêng và cao đẹp nhất của con người. Tình thương của mẹ dành cho người con là vô bờ bến, không có gì sánh bằng. Người mẹ mang nặng đẻ đau suốt chín tháng mười ngày, dồn hết bao tình cảm, và tình yêu thương để nuôi dưỡng con nên người. Sự trao đi, hy sinh, yêu thương, bảo vệ, hỗ trợ con cái trong mọi hoàn cảnh. Tình mẫu tử là sựu tôn trong biết ơn, hiếu thuận của con cái dành cho mẹ của mình. Tình mẫu tử là món quà vô giá mà mỗi người con được nhận. Hãy trân trọng và yêu thương mẹ, bởi vì mẹ là người phụ nữ tuyệt vời nhất trên đời.

Câu 4:

- Thông điệp có ý nghĩa nhất: Con người cần có tấm lòng cảm thông và chia sẻ thấu hiểu nhau, cần trân trọng tình mẫu tử đó là thứ tình cảm cao đẹp và đáng quý nhất.

Kim Nhung
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question