image hoi dap
image hoi dap

Đọc hiểu Lang Rận (3 đề)

icon-time23/4/2024

Hướng dẫn trả lời 3 đề Đọc hiểu Lang Rận của cuộc sống trắc nghiệm, tự luận chi tiết, chính xác giúp bạn ôn luyện đề thi Ngữ văn 

Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu: 

LANG RẬN – Nam Cao

Ông cựu Đậu chả lẩn thẩn mà lại thế! Tự nhiên đi rước cái anh cu lang Rận ấy về!    Rận không phải là tên thật của lang ta. Đó là tên của bà cựu đặt cho anh. Nhưng tại sao bà lại đặt cho anh cái tên khổ sở ấy? Rồi chúng ta sẽ biết.   Ngay hôm mới đầu ông cựu cho lang Rận quẩy hai cái bồ đến trọ, bà cựu đã cằn nhằn. Bà không muốn chứa cái của khỉ ấy ở nhà bà. Nhưng ông cựu bảo:                                  

– Dở lắm! Nhà mình rộng, không ở hết, cho nó ở nhờ một tí, mất gì? Cơm của nó, nó ăn. Củi của nó, nó đun. Nó thổi nấu lấy, nó ăn, bận gì đến mình mà sợ?                                           

– Không bận gì đến mình, nhưng mình cũng chẳng được cái gì. Nó ở đâu, kệ thây nó! Chứa nó làm gì cho rếch cả nhà.                                                                                                         

– Chuyện! Mình có định uống thuốc của nó thì mới cho nó ở nhờ nhà mình chứ?

 Bà cựu lắc đầu quày quạy và nói như sợ mình không nói kịp:             

 – Thôi! Thôi! Thôi! Ông uống thuốc của nó thì ông uống, tôi thì tôi không uống; thuê tiền tôi tôi cũng không uống!     

Ông cựu đã hơi bực mình, sừng sộ:               

– Tại sao không uống? Người ta uống thuốc nó đầy ra đấy.       

  […]

Được ít lâu, bà cựu và cô Đính biết. Họ bảo nhau:                                                                         

– Buồn cười quá, chị ơi! Con mụ Lợi vá áo cho thằng lang Rận.                                                      

– Thật ư? Cô trông thấy bao giờ?                                                                                                         

– Vừa lúc nãy. Nó đang vá, thấy em, vội giấu vào trong cái cối xay. Em vờ như không biết, sai nó đi lấy cái chậu thau. Nó đi rồi, em lại cái cối xem, mới biết là cái tổ rận của thầy lang.                                                                                                                        

– Thế thì dễ thường anh chị phải lòng nhau. Tôi cũng thấy chúng nó ít lâu nay hay cười cợt với nhau lắm. Mà con kia thì mua quà bánh cho thằng ấy luôn đấy. Sao cũng được chết với nó thôi? Dễ thường chúng nó vẫn ngủ với nhau ở trong buồng bếp nhà mình.                                                                                                          

– Thật đấy, ta phải rình bắt quả tang một mẻ, rồi liệu cho chúng nó. Những đồ vô phúc! Nhà mình là nhà làm ăn…                                                                                        

Tuy nói vậy, nhưng thực ra thì bà cựu tò mò hơn tức giận. Cả cô Đính cũng thế. Cuộc dò la, rình chực đem một chút thú vị đến cuộc đời của họ, nhạt phèo và buồn tẻ, bởi vì nhàn quá. Họ đùa bỡn, cười hi hí suốt cả ngày thật đấy, nhưng vẫn buồn…                                                                                                                                     

Một đêm, cô Đính rón rén vào buồng bà cựu, bấm bà một cái. Bà cựu biết ngay là có sự lạ rồi. Bà thì thầm hỏi em chồng:                                                                                         

– Gì thế?                                                                                                                                          

– Lang Rận vào buồng mụ Lợi!                                                                                                            

– Mới vào à?                                                                                                                          

– Mới vào, mà vào xong chúng đóng cửa ngay.     

 […]    Sáng hôm sau….   

  Ông cựu vừa về đến ngõ, bà cựu đã chạy ra, nhăn nhở:                                                                               

– Ông chỉ đi suốt đêm, chả ở nhà mà xem… Đêm qua, chúng tôi bắt được thằng kẻ trộm.                                                                                                                                        

– Chỉ bậy thôi!                                                                                                      

– Thật đấy! Thằng kẻ trộm lẻn vào buồng mụ Lợi. Tôi lừa khóa được cửa, nhốt cu cậu trong ấy. Ông về xem mặt nào.                                                                                   

Cô Đính đưa mắt nhìn anh, cười ranh mãnh. Bà cựu nháy em chồng, cười. Ông cựu biết ngay là có chuyện gì rắc rối. Ông lật đật đi thẳng vào buồng bếp. Vợ và em vừa theo, vừa khúc khích:                                                                                           

– Cô đưa chìa khóa cho anh mở…                                                                                                           

Cô Đính đưa chìa khóa cho ông cựu. Ông mở khóa. Ông đẩy tung hai cánh cửa ra. Và ông giật nẩy mình. Mặt ông quay lại, tái ngắt đi. Mắt ông là đôi mắt của một người hoảng hốt. Bà cựu và cô Đính ngạc nhiên:                                                                          

– Gì thế?                                                                                                            

Họ nhìn vào căn buồng vừa mở cửa. Một đôi chân tím bầm lủng lẳng trên không khí. Đó là ông lang Rận. Ông thắt cổ! Ông thắt cổ bằng cái ruột tượng gốc của mụ Lợi. Cái mặt ông đọng máu sưng lên bằng cái thớt. Cái đầu ông ngoẹo xuống, như một thằng bé khi nó dỗi. Trông thật là thiểu não. Nhưng không ai kịp ái ngại cho ông cả. Đây là án mạng! Lôi thôi lắm! Lôi thôi lắm! Cả nhà ông cựu cuống quýt, lo xanh mắt. Riêng mụ Lợi vẫn nằm ngủ, miệng há hốc và ngáy to như xẻ gỗ. Bà cựu phát mụ đôm đốp năm, sáu cái mụ mới giật mình, choàng dậy. Mụ ngơ ngác nhìn quanh. Và khi trông thấy tình nhân, mụ rú lên. Mụ vật vã người, khóc rống như một con chó chưa quen xích. Tội nghiệp cho con người quá ù lì! Sau khi cãi nhau rồi, mụ lăn ra ngủ thật say. Mụ có ngờ đâu trong lúc ấy thì tình nhân ngồi nghĩ ngợi xa gần. Y thẹn. Y buồn. Y giận đời. Y giận trời. Y giận thân. Y tím ruột, tím gan. Y nghĩ đến cái nhục sáng hôm sau…                                                                                    

Ấy thế rồi y đã bật diêm lên, tìm một cái gì có thể làm một cái dây..


Đọc hiểu Lang Rận (Trắc nghiệm) - Đề 1

Câu 1: Văn bản trên đã sử dụng các phương thức biểu đạt nào?

A. Tự sự, miêu tả, thuyết minh.

B. Tự sự, thuyết minh, biểu cảm.

C. Tự sự, miêu tả, biểu cảm.

D. Miêu tả, biểu cảm, thuyết minh.

Câu 2: Văn bản trên được kể theo điểm nhìn nghệ thuật nào?

A. Người kể chuyện hạn tri.

B. Người kể chuyện toàn tri.

C. Cả hai đáp án trên đều đúng.

D. Cả hai đáp án trên đều sai.

Câu 3: Trong câu văn: “Thế thì dễ thường anh chị phải lòng nhau cụm từ phải lòng nhau” được hiểu là:

A. Đem lòng yêu thương

B. Đem lòng kiêng nể.

C. Vừa lòng hả dạ

D. Vừa lòng vừa ý.

Câu 4: Cuộc dò la, rình chực lang Rận và mụ Lợi đem lại điều gì cho bà cựu và cô Đính?

A. Sự nhạt phèo và buồn tẻ, bởi vì nhàn quá.

B. Sự vui vẻ đùa bỡn, cười hi hí suốt cả ngày.

C. Một chút thú vị, vui vẻ và hài hước.

D. Một chút thú vị, vui vẻ nhưng vẫn buồn…

Câu 5: Vì sao lang Rận lại treo cổ?

A. Vì nghĩ ngợi xa gần.

B. Vì nghĩ đến cái nhục sáng hôm sau…

C. Cả hai đáp án trên đều đúng.

D. Cả hai đáp án trên đều sai.

Câu 6: Chỉ ra tác dụng nghệ thuật của  điệp từ “Y” trong câu văn: “Y thẹn. Y buồn. Y giận đời. Y giận trời. Y giận thân. Y tím ruột, tím gan. Y nghĩ đến cái nhục sáng hôm sau..:”                                       
A. Nhấn mạnh nỗi lòng dằn vặt, đau khổ của nhân vật, vì cuộc đời quá bất công     B. Cho thấy tình cảnh tội nghiệp, đáng thương của lang Rận.  
C. Bộc lộ khát khao hạnh phúc gia đình
D. Sớm dự báo điều chẳng lành cho nhân vật y.

Câu 7: Anh/chị hãy phỏng đoán hành động của lang Rận qua câu  kết: Ấy thế rồi y đã bật diêm lên, tìm một cái gì có thể làm một cái dây..?

A. Dự b áo việc trốn thoát của y khi bị nhốt.

B. Dự báo điều chẳng lành cho nhân vật

C. Muốn nhìn kĩ người đàn bà .

D. Muốn tìm dụng cụ để mở cửa.

 Đáp án

Câu 1: C => Văn bản trên đã sử dụng các phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả, biểu cảm.

Câu 2: B => Văn bản trên được kể theo điểm nhìn nghệ thuật: Người kể chuyện toàn tri.

Câu 3: A => Trong câu văn: “Thế thì dễ thường anh chị phải lòng nhau cụm từ phải lòng nhau” được hiểu là: Đem lòng yêu thương

Câu 4: D => Cuộc dò la, rình chực lang Rận và mụ Lợi đem lại điều gì cho bà cựu và cô Đính là: Một chút thú vị, vui vẻ nhưng vẫn buồn…

Câu 5: C => Lang Rận lại treo cổ vì: nghĩ đến cái nhục sáng hôm sau…, nghĩ ngợi xa gần.

Câu 6: A => Tác dụng nghệ thuật của  điệp từ “Y” trong câu văn: “Y thẹn. Y buồn. Y giận đời. Y giận trời. Y giận thân. Y tím ruột, tím gan. Y nghĩ đến cái nhục sáng hôm sau… là: Nhấn mạnh nỗi lòng dằn vặt, đau khổ của nhân vật, vì cuộc đời quá  bất công.

Câu 7: B => Phỏng đoán hành động của lang Rận qua câu  kết:  Ấy thế rồi y đã bật diêm lên, tìm một cái gì có thể làm một cái dây.. là: Dự báo điều chẳng lành cho nhân vật

Giải thích: vì nhân vật Lang Rận cảm thấy hổ thẹn đến cái nhục nên anh đã có ý định treo cổ tự vẫn xác định khi anh đang tìm một cái dây.


Đọc hiểu Lang Rận (Tự luận) - Đề 2

Câu 1: Văn bản trên thuộc thể loại gì?

Câu 2: Xác định đề tài của văn bản ?

Câu 3: Anh/chị có suy nghĩ gì về người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám được thể hiện trong văn bản trên?

Câu 4: Nhận xét về vai trò của yếu tố miêu tả và biểu cảm trong truyện.

Câu 5: Nhận xét về tình cảm mà nhà văn Nam Cao dành cho lang Rận trong văn bản ?

 Đáp án

Câu 1:

- Văn bản trên thuộc thể loại truyện ngắn hiện đại

Câu 2:

- Đề tài của văn bản: Đề tài người nông dân trước Cách mạng tháng Tám.

Câu 3:

-  Suy nghĩ gì về người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám được thể hiện trong văn bản trên là: đời sống nghèo khổ, bần cùng, bị đày đọa bởi cái đói nghèo sống trong vòng vây khó giải thoát song vẫn ánh lên vẻ đẹp đang trân trọng tình thương gia đình, và sự khát khao hạnh phúc và vẫn giữ vững giá trị ý thức tốt đẹp của một con người.

Câu 4:

- Vai trò của yếu tố miêu tả và biểu cảm trong truyện: làm cho tác phẩm trở nên sinh động và hấp dẫn hơn rất nhiều, dễ hình dung không gian, khung cảnh địa hình làm nổi bật về nhân vật từ tính cách đến ngoại hình, hành động của nhân vật. Đồng thời yếu tố biểu cảm nêu rõ hơn về những diễn biến tâm tạng và cảm xúc của nhân vật dặt vặt, nỗi nhục tủi hổ.

Câu 5:

- Tình cảm mà nhà văn Nam Cao dành cho lang Rận trong văn bản là: một tình cảm đặc biệt nhất, tác giả đã đặt ngòi bút viết nên nhân vật Lang Rận thông qua đó cho thấy sự thương cảm, cảm thông sâu sắc khi phải trải qua những ngày tháng lang thang, cô độc một cách buồn tẻ, thảm thương. Chia sẻ, đồng cảm với những nỗi niềm và cảm xúc mà lang Rận trải qua trong ngày sống nhờ ở nhà ông bà cửu : ngại ngùng trước mụ Lợi , vừa chấp thuận mụ , thì  phải  đối  diện  với  nỗi  nhục nhã …


Đọc hiểu Lang Rận (Tự luận) - Đề 3

Câu 1: Xác định ngôi kể trong truyện?                                                              

Câu 2: Chủ đề chính của câu chuyện trên là gì ?                                           

Câu 3: Chi tiết lang Rận treo cổ ở phần cuối truyện có ý nghĩa gì? 

Câu 4:  Anh/ Chị có đồng tình với cách kết thúc truyện của tác giả không ? Vì sao ?                                                                                                                        

Câu 5: Từ câu chuyện lang Rận, anh /chị rút ra được bài học gì cho mình? 

 Đáp án

Câu 1: 

- Truyện kể theo ngôi thứ ba

Câu 2:

- Chủ đề chính: Truyện phản ánh tình cảnh khốn cùng của người nông dân trước cách mạng, họ bị tước đi quyền sống, quyền hạnh phúc vì những bất công xã hội, mâu thuẫn giai cấp.

Câu 3:

- Chi tiết lang Rận treo cổ ở phần cuối truyện có ý nghĩa: Những người lao động nghèo bị coi thường, dè bỉu, kinh bỉ phải tìm đến cái chết để giải thoát cho mình, niềm khao khát tình yêu thương nhưng lại bị đối xử một cách tệ hại không có tình người, cảm thương và thương xót cho những con người số khổ này, cả cuộc đời phải chịu biết bao nhiêu bất hạnh gian khó.

Câu 4:

- Em đồng tình với cách kết thúc câu truyện

- Vì: Xã hội phong kiến thối nát đã đẩy Lang Rận vào bước đường cùng, một người luôn hành nghề cứu người, là một người tốt phải kết thúc cuộc đời chịu vì chịu đựng sự khinh miệt, dè bỉu của mọi người.Cái chết của Lang Rận là lời tố cáo xã hội bất công, vô nhân đạo đã đẩy con người đến bước đường cùng.

Câu 5:

- Rút ra được bài học gì cho mình là: Giá trị của con người là điều đáng giá nhất, và ước mơ khao khát về cuộc sống tự to

Kim Nhung
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question