image hoi dap
image hoi dap

Đọc hiểu Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam

icon-time5/12/2023

Việt Nam ta chứa đựng vô vàn những truyền thống văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc, ở mỗi vùng cũng xuất hiện rất nhiều các lễ hội thờ thần, điều đó không phải tín ngưỡng mù quáng mà thể hiện cái nhìn, sự tin tưởng, lời cầu mong của người dân dành cho thần linh mà mình tôn thờ. Cùng Topbee trả lời đọc hiểu Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam nhé!

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi

Đọc hiểu Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam - ảnh 1
Đọc hiểu Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam - ảnh 2
Đọc hiểu Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam - ảnh 3

Đọc hiểu Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam

Câu 1. Văn bản trên thuộc dạng văn bản nào?

Câu 2. Chỉ ra một yếu tố tự sự và một yếu tố biểu cảm trong đoạn (3) của văn bản trên?

Câu 3. Chỉ ra phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản trên? 

Câu 4. Anh, chị có nhận xét gì về cách đặt nhan đề của văn bản trên?

Câu 5. Theo anh, chị việc lồng ghép các yếu tố miêu tả, tự sự, nghị luận trong văn bản trên có tác dụng như thế nào? 

Câu 6. Chi tiết “Khi các bô lão trong làng cầu khẩn, thì được mách "Hãy chọn 9 cô gái đồng trình để đưa và
bà xuống núi”. Lạ thay, 9 cô gái khiêng tượng Bà đi một cách nhẹ nhàng. Xuống đến chân núi, tượng bồng nặng trịch, không nhắc lên nổi. Dân làng hiểu rằng, Bà muốn ngự nơi đây nên đã lập miếu thờ" có vai trò như thế nào trong việc thể hiện thông tin chính của văn bản trên?

Câu 7. Thông tin của văn bản trên giúp anh, chị nhận ra điều gì về tín ngưỡng tâm linh vùng Tây Nam Bộ?

Câu 8.  Anh, chị đánh giá như thế nào về quan điểm của người viết thể hiện qua văn bản trên

Đọc hiểu Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam - ảnh 4

Trả lời câu hỏi

Câu 1. 

- Văn bản trên thuộc thể loại văn bản thông tin tổng hợp 

Câu 2.

- Yếu tố tự sự: Dân làng thấy vậy, có ý muốn "thính" tượng xuống núi để gìn giữ và phụng thờ. Bao nhiêu tráng đinh lực điền được huy động, nhưng không sao nhấc pho tượng lên được

- Yếu tố biểu cảm: Lạ thay, 9 cô gái khiêng tượng Bà đi một cách nhẹ nhàng.

Câu 3. 

-  Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản: “Xuống đến chân núi, tượng bỗng nặng trịch, không nhắc lên nổi. Dân làng hiều răng. Bà muốn ngự nơi đây nên đã lập miều thờ” (hành động thay cho lời nói)

Câu 4. 

- Cách đặt nhan đề trên của bài viết giúp người đọc khái quát được nội dung chính mà bài viết hướng đến.

Câu 5.

- Việc lồng ghép các yếu tố miêu tả, tự sự, nghị luận trong văn bản trên có tác dụng làm cho văn bản trở nên đặc sắc, sinh động hơn, đầy đủ nội dung, giúp người đọc không cảm thấy khô khan, nhàm chán 

Câu 6.

- Chi tiết “Khi các bô lão…miếu thờ” có vai trò cung cấp cho người đọc biết thêm thông tin về nội dung nguồn gốc về Bà Chúa Xứ núi Sam

Câu 7. 

- Thông tin của văn bản trên giúp chúng ta nhận ra được về sự tin tưởng vào tín ngưỡng tâm linh của người dân vùng Tây Nam Bộ, khi mà những điều tưởng chừng mang tính tinh thần lại góp phần giúp ích rất nhiều đến đời sống con người. Và điều đó cũng thể hiện được việc tôn thờ, trân quý nền văn hóa truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc.

Câu 8. 

- Qua văn bản trên, em nhận thấy rằng người viết thể hiện quan điểm về cái nhìn khách quan, chính xác đối với mỗi thông tin của lễ hội và đồng thời bộc lộ được sự trân trọng dành cho tín ngưỡng tâm linh vùng Tây Nam Bộ. 

Hoàng Như Quỳnh
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question