image hoi dap
image hoi dap

Đọc hiểu Lịch sử giải Nobel: Quy trình và giải thưởng (2 đề)

icon-time7/4/2024

Trả lời câu hỏi Đọc hiểu Lịch sử giải Nobel: Quy trình và giải thưởng trắc nghiệm và tự luận chính xác nhất, bám sát cấu trúc chấm điểm của các Đề thi Ngữ văn phần Đọc hiểu


Nội dung bài Lịch sử giải Nobel: Quy trình và giải thưởng

“Cuộc đời của tôi là một chuỗi nếu như. Từ nhỏ, tôi chỉ muốn làm một ông chủ trại như bố tôi, và không chịu học nếu như mẹ tôi không bắt tôi sống ở Luân Đôn. Tôi sẽ trượt trong kì thi đại học y, nếu như tôi không phải là một thanh niên giỏi bơi lội, có thể đại diện cho nhà trường trong những kỳ thi Olympic thể thao của sinh viên. Tôi sẽ suốt đời làm một thầy thuốc nông thôn, nếu như giáo sư Wright không chọn tôi làm phụ tá cho ông tại phòng thí nghiệm riêng, nơi tôi tìm ra Penicillin. Phát minh này tôi dự tính phải 15 – 20 năm mới triển khai được trong thực tế, nếu như chiến tranh thế giới không xảy ra, thương vong nhiều đến mức các loại thuốc chưa kiểm tra cũng được phép sử dụng, thì Penicillin chưa chứng minh được công hiệu của mình và bản thân tôi chưa được giải Nobel.”
        

   ( Trích bài phát biểu của Alexander Fleming, trong dịp nhận giải Nobel,  về phát minh ra Penicillin, năm 1945 

    - Báo “Hóa học ngày nay” - 3/1993)


Đọc hiểu Lịch sử giải Nobel: Quy trình và giải thưởng (Tự luận) - Đề 1

Câu 1.  Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản.

Câu 2. Theo tác giả, vì sao phát minh Penicillin được sử dụng sớm và giúp tác giả đạt giải Nobel?

Câu 3. Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản trên. 

Câu 4 .Thông điệp mà anh/ chị rút ra được từ văn bản trên.

Câu 5 . Từ văn bản trên, hãy viết một đoạn văn  trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của cơ hội trong cuộc sống.

Đọc hiểu Lịch sử giải Nobel: Quy trình và giải thưởng

Đáp án

Câu 1:

Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên là Tự sự

Câu 2:

Theo tác giả, phát minh Penicillin được sử dụng sớm và giúp tác giả đạt giải Nobel vì: 

Chiến tranh thế giới đã xảy ra, thương vong nhiều đến mức các loại thuốc chưa kiểm tra cũng được phép sử dụng, thì Penicillin chứng minh được công hiệu của mình và bản thân tôi tác giả nhận được giải Nobel.”

Câu 3:

Biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản trên là:

- So sánh: “Cuộc đời của tôi là một chuỗi nếu như”

→ Tác dụng: Làm tăng hiệu quả so sánh, bằng cách so sánh “Cuộc đời” với “ một chuỗi nếu như” đã làm tăng tính hình tượng, sinh động cho câu văn.

Câu 4:

Từ văn bản trên, tác giả đã gửi đến bạn đọc một thông điệp ý nghĩa về việc biết nắm bắt cơ hội. Nếu biết nắm bắt cơ hội, chúng ta sẽ nắm bắt được thành công.

Câu 5: 

Cuộc sống vẫn luôn là vô vàn những khó khăn tuy nhiên lại ẩn chứa những cơ hội, thách thức để con người vượt qua, hoàn thiện bản thân mình để hướng đến thành công. Khó khăn chính là hòn đá lớn cản đường, tuy nhiên cách phản ứng của mỗi người trước hòn đá vướng víu này lại phản ánh việc họ có thành công hay không. “ Người thành công luôn tìm thấy cơ hội trong mọi khó khăn. Kẻ thất bại luôn thấy khó khăn trong cơ hội”. Về thực chất, câu nói này nói về sự thành bại của mỗi người thể hiện qua cách người ấy đón nhận và phản ứng trước những khó khăn, cơ hội. Cơ hội chính là hoàn cảnh thuận tiện nhất để một người làm việc bản thân mong muốn.Cơ hội không chỉ do người khác hay thời gian, đôi khi cơ hội chính là do bản thân nắm giữ. Khi cơ hội trước mắt, hãy nắm lấy thật chặt và kiên trì với quyết định của bản thân, giữ cho mình tâm thế chủ động, tận dụng cơ hội một cách khéo léo. Đối với những người có chí tiến thủ, giàu nghị lực, không nản chí trước khó khăn, mỗi khó khăn cũng chính là cơ hội để tích lũy kinh nghiệm, hòn đá lớn cũng sẽ trở thành bậc thang tiến tới thành công. Khó khăn là cơ hội để người giàu nghị lực kiểm chứng năng lực của bản thân. Tuy nhiên, đối với những con người bi quan, lười biếng lại khác, cơ hội trước mắt nhưng đâu phải ai cũng có thể nắm lấy, họ sẽ trở nên chán nản, từ bỏ. Không thể vượt qua khó khăn sẽ khiến những người như vậy thấy mất niềm tin để rồi chỉ thấy khó khăn trong cơ hội mà từ bỏ ước mơ của chính mình. Những con người như vậy chắc chắn sẽ thất bại. Cuộc sống tuy khó khăn nhưng vẫn ẩn chứa nhiều cơ hội ẩn dấu mà ta cần nắm bắt, nếu biết nắm bắt cơ hội, ta sẽ nắm được thành công một cách dễ dàng nhất.


Đọc hiểu Lịch sử giải Nobel: Quy trình và giải thưởng (Trắc nghiệm) - Đề 2

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của câu chuyện trên.

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Biểu cảm

D. Nghị luận

Câu 2. Văn bản trên sử dụng ngôi kể thứ mấy?

A. Ngôi thứ nhất

B. Ngôi thứ hai

C. Ngôi thứ ba

D. Ngôi thứ tư

Câu 3: Nhân vật chính trong câu chuyện trên đang nói về điều gì?

A. Về việc tôi chỉ muốn làm một ông chủ trại như bố tôi, nếu như mẹ tôi không bắt tôi sống ở Luân Đôn, 

B. Về việc Tôi sẽ trượt trong kì thi đại học y, nếu như tôi không phải là một thanh niên giỏi bơi lội, có thể đại diện cho nhà trường trong những kỳ thi Olympic thể thao của sinh viên. 

C. Về việc Tôi sẽ suốt đời làm một thầy thuốc nông thôn, nếu như giáo sư Wright không chọn tôi làm phụ tá cho ông tại phòng thí nghiệm riêng, nơi tôi tìm ra Penicillin.

D. Về việc phát minh Penicillin được sử dụng sớm và giúp tác giả đạt giải Nobel.

Câu 4: Theo văn bản trên tại sao tác giả lại giành được giải Nobel

A. Vì giáo sư Wright đã chọn tác giả làm phụ tá cho ông tại phòng thí nghiệm riêng

B. Vì tác giả tìm ra loại thuốc mới 

C. Vì tác giả đã phát minh ra thuốc Penicillin và khi đó chiến tranh thế giới đang xảy ra, thương vong nhiều đến mức các loại thuốc chưa kiểm tra cũng được phép sử dụng

D. Đáp án khác

Đáp án

Câu 1. A => Phương thức biểu đạt chính của câu chuyện trên là tự sự.

Câu 2. A => Văn bản trên sử dụng Ngôi kể thứ nhất.

Câu 3. D => Văn bản trên viết về việc phát minh Penicillin được sử dụng sớm và giúp tác giả đạt giải Nobel.

Câu 4: C => Tác giả giành được giải Nobel vì phát minh ra thuốc Penicilin khi chiến tranh thế giới đang sảy ra, thương vong nhiều đến mức các loại thuốc chưa kiểm tra cũng được phép sử dụng

Ngọc Hương
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question