image hoi dap
image hoi dap

Đọc hiểu Loại vi trùng quý hiếm

icon-time17/6/2023

Trả lời câu hỏi Đọc hiểu Loại vi trùng quý hiếm: Nhân vật ông giáo sư và các cộng sự của ông ta hiện thân cho hạng người nào? Người kể chuyện có thái độ đối với các nhân vật này như thế nào? Dựa vào đâu để khẳng định như vậy? Theo em, những yếu tố góp phần tạo ra tiếng cười trong văn bản này là gì?

Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi:

LOẠI VI TRÙNG QUÝ HIẾM

A-zit Nê-xin (Aziz Nesin)

Vị giáo sư có đầu óc vượt trội trong giới nhãn khoa và khét tiếng nghiêm khắc được một đoàn trợ giáo và đám sinh viên y hộ tống bước vào phòng bệnh.

Trước mỗi giường bệnh, giáo sư chỉ dừng lại không quá một phút rồi tiếp tục đi. Chợt giáo sư khựng lại:

- Bệnh nhân mới à? Anh ta làm sao?

Một trợ giáo cung kính đáp:

- Anh ta đau cả hai mắt còn kêu nhức đầu liên tục nữa.

Đứng từ xa, nhìn hai hốc mắt sưng, tẩy mủ của người bệnh, vị giáo sư không hé môi, chỉ xì ra một tiếng.

Quen với mọi thái độ, cử chỉ của giáo sư, đoàn tuỳ tùng hiểu ngay là ngài yêu cầu tiến hành nghiên cứu gỉ mắt của con bệnh.

Gỉ mắt của con bệnh lập tức được đưa đi phân tích.

Vị giáo sư cúi mình bên kính hiển vi. Đến khi ngài ngẩng đầu lên thì... lạy thánh Ala, mặt ngài xuất hiện nụ cười. Giáo sư liền lấy mấy quyển sách dày cộm trên giá xuống, mở mở, đọc đọc. Sau đó, ngài ra lệnh triệu tập tất cả đồng nghiệp và sinh viên đến. Khi mọi người vây kín phòng nghiên cứu, vị giáo sư bước lại dòm vào kính hiển vi rồi đưa mắt về phía mọi người:

– Chúng tôi vừa phát hiện ra loại vi trùng quý hiếm, độc đáo vô song mà bao nhiêu bác sĩ nhãn khoa chưa được trông thấy. Cái thứ vi trùng gây bệnh này cứ phải hàng triệu bệnh nhân mới có một trường hợp may mắn thế này...

Vị giáo sư không rời con vi trùng quý hiếm. Ngài đứng một chỗ, xuýt xoa, thoả mãn:

- Đây là lần thứ hai trong đời tôi thấy được loại vi trùng quý hiếm này. Lần đầu khi còn là trợ giáo' ở Pa-ri (Paris), tôi nhìn thấy nó ở một bệnh nhân từ châu Phi tới. Loại vi trùng quý hiếm này khi lọt vào mắt, sau bốn mươi tám giờ mà không chữa trị thì sẽ mù tịt. Và khi thần kinh thị giác tê liệt thì cơn đau cũng hết. Thôi ta bắt tay vào việc ngay đi. Bệnh nhân thấy đau bao giờ chưa?

(SGK Văn 8 CTST trang 112 - 114)

Đọc hiểu Loại vi trùng quý hiếm

Đọc hiểu Loại vi trùng quý hiếm

Câu 1: Nhân vật ông giáo sư và các cộng sự của ông ta hiện thân cho hạng người nào? Người kể chuyện có thái độ đối với các nhân vật này như thế nào? Dựa vào đâu để khẳng định như vậy?

Câu 2: Theo em, những yếu tố góp phần tạo ra tiếng cười trong văn bản này là gì?

Câu 3: Nhận xét về cách đặt nhan đề cho văn bản và cách sử dụng "loại vi trùng quý hiếm" trong văn bản.


Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1:

- Nhân vật ông giáo sư và các cộng sự của ông ta hiện thân cho hạng người tự mãn. Người kể chuyện có thái độ dè bỉu đối với các nhân vật này. 

- Dựa vào lời văn trong văn bản và những cuộc hội thoại giữa các nhân vật.

Câu 2: 

Theo em, yếu tố góp phần tạo ra tiếng cười trong văn bản này là: tình huống của truyện và lời văn của tác giả. Một bệnh nhân đau mắt đến gặp giáo sư, ông giáo sư tự mãn vì tìm thấy con vi trùng quý hiếm trong mắt bệnh nhân. Sự ngược đời ở chỗ, các trợ giảng cảm thấy vui mừng, tự hào vì phát minh được cho là vĩ đại này mà quên mất không chữa trị mắt cho bệnh nhân, khiến bệnh nhân bị mù. Đó chính là sự châm biếm của tác giả cho những con người tự mãn ở trong truyện.

Câu 3: 

Cách đặt nhan đề cho văn bản và cách sử dụng "loại vi trùng quý hiếm" trong văn bản không sử dụng với mục đích ca ngợi mà được sử dụng với mục đích châm biếm, đã là vi trùng gây đau mắt và có thể gây mất thị giác cho người bệnh thì nó là vi trùng có hại. Loại vi trùng này bình thường nhưng do con người tự mãn nên nó trở thành quý hiếm, bác sĩ không chữa trị cho bệnh nhân mà dựa trên tình hình của bệnh nhân để thể hiện sẽ tự mãn của mình đối với phát hiện mới.

---------------------------------- 

Trên đây Topbee đã mang tới cho các bạn những kiến thức bổ ích qua bài Đọc hiểu Loại vi trùng quý hiếm. Những câu trả lời dựa trên ngữ liệu văn bản, được chắt lọc kỹ càng đảm bảo chính xác nhất. Hy vọng bài đọc hiểu sẽ giúp các em học tốt môn Ngữ Văn!

Đoàn Thị Thu Huyền
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question