image hoi dap
image hoi dap

Đọc hiểu Lỗi Dương Đỗ Thiếu lăng mộ (2 đề)

icon-time27/4/2024

Hướng dẫn trả lời 2 đề Đọc hiểu Lỗi Dương Đỗ Thiếu lăng mộ tự luận chi tiết giúp bạn ôn luyện đề thi Ngữ văn Đọc hiểu đạt kết quả cao


Nội dung bài Lỗi Dương Đỗ Thiếu lăng mộ

LỖI DƯƠNG ĐỖ THIẾU LĂNG [1]MỘ

                                             (Nguyễn Du)

Thiên cổ văn chương thiên cổ si (sư),
Bình sinh bội phục vị thường ly.
Lỗi Dương [2]tùng bách bất tri xứ,
Thu phố ngư long hữu sở ti (tư).[3]
Dị đại tương liên không sái lệ,
Nhất cùng chí thử khởi công thi?
Trạo đầu cựu chứng y thuyên vị?[4]
Địa hạ vô linh quỷ bối xi.

Dịch nghĩa

MỘ ĐỖ THIẾU LĂNG Ở LỖI DƯƠNG

Văn chương lưu muôn đời, bậc thầy muôn đời
Bình sinh bái phục không lúc nào ngớt
Cây tùng cây bách ở Lỗi Dương, không biết ở nơi nào?
Cá rồng trong bến thu, còn có chỗ để tưởng nhớ
Ở hai thời đại khác nhau, thương nhau, luống rơi lệ
Chứng bệnh lắc đầu ngày trước, bây giờ đã khỏi chưa?
Dưới địa phủ đừng để cho lũ quỷ cười

Lỗi Dương tùng bách bất tri xứ,
Thu phố ngư long hữu sở ti (tư).

(Cây tùng cây bách ở Lỗi Dương, không biết ở nơi nào?
Cá rồng trong bến thu, còn có chỗ để tưởng nhớ)


Đọc hiểu Lỗi Dương Đỗ Thiếu lăng mộ - Đề 1

Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ?

Câu 2: Xác định chủ thể trữ tình trong bài thơ.

Câu 3: Các câu trong bài thơ được ngắt nhịp như thế nào ?

Câu 4: Chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong các câu thơ:

Câu 5: Bài thơ có điểm gì giống và khác với bài thơ sau:

Ghé mắt trông ngang thấy bảng treo,
Kìa đền Thái thú đứng cheo leo;
Ví đây đổi phận làm trai được
Thì sự anh hùng há bấy nhiêu?

(Đề đền Sầm Nghi Đống – Hồ Xuân Hương)

Đáp án

Câu 1:

- Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

Câu 2:

- Chủ thể trữ tình trong bài thơ: ẩn chủ ngữ (có thể là tác giả Nguyễn Du)

Câu 3:

- Các câu trong bài thớ được ngắt nhịp 4/3

Câu 4:

- Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ: biện pháp đối

“Lỗi Dương tùng bách – Thu phố ngư long"

"Bất tri xứ – hữu sở ti"

Câu 5:

- Điểm giống: Cùng viết vêg một người Trung Quốc thời xưa 

- Điểm khác:

+ Bài thơ của Nguyễn Du thể hiện thái độ ngưỡng mộ, trân trọng dành cho bậc “thi thánh” Đỗ Phủ.

+ Bài thơ của Hồ Xuân Hương thể hiện thái độ chế giễu, mỉa mai với một tướng bại trận khi xâm lược Việt Nam.


Đọc hiểu Lỗi Dương Đỗ Thiếu lăng mộ - Đề 2

Câu 1: Bài thơ được gieo vần ở những câu nào?

Câu 2: Chủ đề của bài thơ là gì?

Câu 3: Nêu nội dung chính hai câu sau:

Thiên cổ văn chương thiên cổ si (sư),
Bình sinh bội phục vị thường ly.
(Văn chương lưu muôn đời, bậc thầy muôn đời
Bình sinh bái phục không lúc nào ngớt)
Câu 4: Hai câu thơ sau gợi cho anh / chị những tình cảm, cảm xúc gì?

Dị đại tương liên không sái lệ,
Nhất cùng chí thử khởi công thi?
(Ở hai thời đại khác nhau, thương nhau, luống lơi lệ
Cùng khổ đến thế há phải bởi tại thơ hay?)

Đáp án

Câu 1:

- Bài thơ được gieo vần ở những câu 1,2,4,6,8

Câu 2:

- Chủ đề: sự trân trọng, tôn vinh những bậc thầy hiền triết ngày xưa và nỗi niềm đồng cảm, day dứt xót thương trước số phận của cuộc đời, số phận tha phương, đầy khổ đau khốn cùng của nhà thơ Đỗ Phủ.

Câu 3:

- Nội dung chính của hai câu sau: ngưỡng mộ với những sáng tác văn chương mà tác giả Đỗ Phủ đã để lại, khẳng định chắc nịnh tài năng của Đỗ Phủ, sự tôn trọng và ngưỡng mộ của Nguyễn Du dành cho tài năng của Đỗ Phủ 

Câu 4:

- Tình cảm, cảm xúc: sự đồng cảm sâu sắc của Nguyễn Du dành cho Đỗ Phủ, lời thầm thì chia sẻ của Nguyễn Du với Đỗ Phủ, thể hiện sự thấu hiểu nhau đồng cảm cho khiếp người gian truân và đầy cơ cực. Cảm thông với nỗi đau đớn xót xa của Nguyễn Du dành cho cuộc đời khốn cùng của thi nhân Đỗ Phủ. Cảm thông với nỗi ai oán bất lực trước cái án “tài mệnh tương đố”, “thơ tuyệt bút – người cùng khổ” mà Đỗ Phủ và bao kiếp tài hoa khác phải nế. Hai câu thơ cũng như thể hiện khát vọng mong muốn có một xã hội tốt đẹp.

Kim Nhung
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question