image hoi dap
image hoi dap

Đọc hiểu Lục bát yêu thương của Dạ Quỳnh

icon-time6/12/2023

Cha mẹ luôn là những người yêu thương, lo lắng, quan tâm cho chúng ta thật lòng, sẵn sàng hi sinh tất cả cho ta mà không cần lời hồi đáp và hết thảy tình yêu đó sẽ khó ai có thể thay thế được. Hãy cùng Topbee trả lời câu hỏi đọc hiểu Lục bát yêu thương của Dạ Quỳnh nhé!

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi

Cho con về lại ngày xưa
Tìm hình dáng mẹ nắng mưa bốn mùa
Vai gầy gánh buổi chợ trưa
Áo nâu ướt đẫm chẳng chừa chỗ khô.

Ngoài đồng con diếc, con rô
Bóng cha đổ xuống những bờ mương xanh
Bao nhiêu hoa trái ngọt lành
Cơm cha, áo mẹ kết thành đời con.

Nửa đời chưa đủ vuông tròn
Mẹ ơi! Má thắm môi son phai màu
Vệt thời gian thẳm hằn sâu
Mẹ ơi! con sợ bể dâu cuộc đời.

Ngoài kia rộng lớn biển khơi
Chẳng bằng cha mẹ... đất trời yêu thương

(Dạ Quỳnh, thuvientho.com


Đọc hiểu Lục bát yêu thương của Dạ Quỳnh

Câu 1. Tác giả sử dụng cách gieo vần nào trong khổ thơ đầu tiên của bài thơ?

Câu 2. Nêu cách ngắt nhịp của hai câu:

Ngoài kia rộng lớn biển khơi

 Chẳng bằng cha mẹ... đất trời yêu thương.

Câu 3. Bài thơ là lời bày tỏ cảm xúc của ai? Với ai?

Câu 4. Hình ảnh ẩn dụ “nắng mưa bốn mùa" trong câu thơ sau có tác dụng gì? 

Cho con về lại ngày xưa 

Tìm hình dáng mẹ nắng mưa bốn mùa

Câu 5. Em hiểu như thế nào về nội dung của câu thơ sau:

Bao nhiêu hoa trái ngọt lành 

Cơm cha, áo mẹ kết thành đời con.

Câu 6. Việc lặp lại câu “Mẹ ơi !” thể hiện cảm xúc gì của người viết?

Câu 7. Em có cảm nhận như thế nào về hình ảnh người mẹ trong bài thơ?

Câu 8. Bài thơ gửi gắm đến người đọc những thông điệp nào?

Đọc hiểu Lục bát yêu thương của Dạ Quỳnh

Trả lời câu hỏi

Câu 1.

- Tác giả sử dụng cách gieo vần cách trong khổ thơ đầu tiên 

Câu 2.

- Cách ngắt nhịp trong hai câu thơ là 2/2/2

Câu 3.

- Bài thơ là lời bày tỏ cảm xúc của người con dành cho mẹ mình

Câu 4.

- Hình ảnh ẩn dụ “nắng mưa bốn mùa" trong câu thơ sau có tác dụng giúp tăng sức biểu cảm, giàu hình ảnh và có tính hàm súc cao, đồng thời gợi lên hình ảnh người mẹ làm lụng vất vả suốt bốn mùa kể cả khi trời nắng hay mưa.

Câu 5.

- Hai câu thơ “Bao nhiêu hoa trái ngọt lành/Cơm cha, áo mẹ kết thành đời con” theo em hiểu chính là những hoa trái ngọt lành, những bữa cơm no và chiếc áo ấm đều được làm từ mồ hôi công sức của cha mẹ, để nuôi dưỡng con, không để con phải thiếu thốn bất cứ điều gì. 

Câu 6.

- Việc lặp lại câu “Mẹ ơi!” nhằm nhấn mạnh tình cảm, cảm xúc nhớ thương da diết hình bóng mẹ của người con, là lời cảm ơn trước những công lao mà mẹ hi sinh và cũng là nỗi xót xa trước những việc làm to lớn mà mẹ đã vất vả chịu đừng để chăm sóc cho con.

Câu 7.

- Người mẹ trong bài thơ là một người có hình dáng gầy gò “vai gầy”, trên khuôn mặt chỉ còn đọng lại dấu vết của năm tháng vất vả, bà còn là một người phụ nữ tần tảo không ngại nắng mưa, bốn mùa đều làm việc đến mức chiếc áo cũng thấm đẫm mồ hôi, sự hi sinh ấy chính là tình yêu to lớn mà mẹ dành cho con.

Câu 8.  

- Bài thơ gửi gắm đến thông điệp:

+ Hãy luôn dành tình yêu thương cho cha mẹ

+ Sự hi sinh nửa đời người của cha mẹ hết thảy đều dành cho chúng ta 

+ Sống phải có hiếu, để đáp lại những công lao mà cha mẹ đã làm vì ta

Hoàng Như Quỳnh
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question