image hoi dap
image hoi dap

Đọc hiểu Mạn thuật bài 13 (6 đề)

icon-time7/3/2024

Nguyễn Trãi là một thi nhân, một nhà văn hóa lớn của Việt Nam. Những tác phẩm của ông đều có những ý nghĩa sâu xa về tinh thần yêu nước thương dân ẩn chứa dưới những áng thơ đầy tự do. Hãy cùng Topbee trả lời những câu hỏi đề Đọc hiểu mạn thuật bài 13 nhé!

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

MẠN THUẬT

(Bài 13)

Quê cũ nhà ta thiếu của nào?

Rau trong nội, cá trong ao.

Cách song mai tỉnh hồn Cô dịch ,

Kề nước cầm đưa tiếng Cửu cao .

Khách đến vườn còn hoa lác ,

Thơ nên cửa thấy nguyệt vào.

Cảnh thanh dường ấy chăng về nghỉ,

Lẩn thẩn làm chi áng mận đào

(Nguyễn Trãi toàn tập, Đào Duy Anh, NXB Khoa học xã hội, 1976, tr. 407)

Đọc hiểu mạn thuật bài 13

Đọc hiểu mạn thuật bài 13 - Đề 1

Câu 1. Bài thơ nằm trong tập thơ nào sau đây của Nguyễn Trãi?

A. Phú núi Chí Linh

B. Ức Trai thi tập

C. Quốc ngữ thi tập

D. Quốc âm thi tập

Câu 2. Những câu thơ lục ngôn trong bài thơ là?

A. Câu 2, câu 5, câu 6

B. Câu 2, câu 5, câu 7

C. Câu 2, câu 4, câu 6

D. Câu 2, câu 7, câu 8

Câu 3. Từ láy nào xuất hiện trong bài thơ?

A. Lơ thơ.

B. Cảnh thanh.

C. Cửu cao.

D. Lẩn thẩn.

Câu 4. Câu thơ nào dưới đây cho biết thời gian vào đêm?

A. Thơ nên cửa thấy nguyệt vào.

B. Cảnh thanh dường ấy chăng về nghỉ.

C. Rau trong nội, cá trong ao.

D. Khách đến vườn còn hoa lác.

Câu 5. Hai câu thơ: “Quê cũ nhà ta thiếu của nào?/ Rau trong nội, cá trong ao”, cho biết tình cảm gì của nhân vật trữ tình với quê hương?

A. Chán chường về sự nghèo khó của quê hương

B. Tự hào về sự giàu có của quê hương

C. Tự hào về sự nghèo khó của quê hương

D. Tình yêu quê hương, đất nước sâu sắc.

Câu 6. Hình ảnh nguyệt trong câu thơ “Thơ nên cửa thấy nguyệt vào” là hình ảnh hoán dụ để chỉ đối tượng nào?

A. Người bạn tốt của nhà thơ.

B. Người bạn thâm lâu năm.

C. Người bạn tri âm, tri kỉ.

D. Người bạn tương giao.

Câu 7. Bài thơ thể hiện khía cạnh nào trong tâm hồn Nguyễn Trãi?

A. Tình yêu thiên nhiên và lòng yêu đời.

B. Nhớ cảnh cũ, người xưa.

C. Niềm vui vì sự no ấm của nhân dân.

D. Nỗi lo cho dân,cho nước.

Trả lời Đọc hiểu mạn thuật bài 13 - Đề 1

Câu 1. D => ⇒ Quốc âm thi tập” là tập thơ Nôm cổ nhất của nền văn học Việt Nam tính tới hiện nay.

Câu 2. A => Trong một câu có 6 chữ

Câu 3. D => Lẩn thẩn làm chi áng mận đào

Câu 4. A => Thơ nên cửa thấy nguyệt vào. (nguyệt là từ hán việt chỉ mặt trăng)

Câu 5. D => Tình yêu quê hương, đất nước sâu sắc.

Câu 6. D => Người bạn tương giao

Câu 7. C => Niềm vui vì sự no ấm của nhân dân


Đọc hiểu mạn thuật bài 13 - Đề 2

Câu 1. Bài thơ được sáng tác theo thể thơ gì ?

Câu 2. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai ?

Câu 3. Chỉ ra những chi tiết thể hiện sự "giàu có", không "thiếu thuở nào" của nhân vật trữ tình trong bài thơ.

Câu 4. Xác định bố cục bài thơ

Câu 5. Hai câu thơ thể hiện tình cảm gì của nhân vật trữ tình với quê hương ?

Quê cũ nhà ta thiếu của nào?

Rau trong nội, cá trong ao.

Trả lời Đọc hiểu mạn thuật bài 13 - Mẫu 2

Câu 1.

- Bài thơ được sáng tác theo thể thơ Thất ngôn xen lục ngôn

Câu 2.

- Nhân vật trữ tình trong bài thơ là cuộc sống bình yên, thanh nhã chốn quê nhà của thi nhân Nguyễn Trãi

Câu 3.

- Những chi tiết thể hiện sự "giàu có", không "thiếu thuở nào" của nhân vật trữ tình trong bài thơ:

+ Rau trong nội, cá trong ao

+ Cách song mai tỉnh hồn Cô dịch

+ Kề nước cầm đưa tiếng Cửu cao

+ Khách đến vườn còn hoa lác

+ Thơ nên cửa thấy nguyệt vào

Câu 4:

- Bài thơ được chia làm ba phần:

+ Hai câu đầu: Khẳng định sự giàu đẹp của quê hương

+ Câu ba đến câu sáu: Những khung cảnh, hình ảnh đã tạo nên sự giàu đẹp đó

+ Hai câu cuối: Suy nghĩ, cảm nhận của tác giả Nguyễn Trãi

Trả lời Đọc hiểu mạn thuật bài 13

Đọc hiểu mạn thuật bài 13 - Đề 3

Câu 1. Bài thơ Mạn thuật (Bài 13) thuộc sáng tác nào sau đây của Nguyễn Trãi?

A. Văn chính luận

B. Thơ chữ Hán

C. Thơ Nôm

D. Dư địa chí

Câu 2. Bài thơ được viết bằng thể thơ nào?

A. Thất ngôn tứ tuyệt

B. Thất ngôn xen lục ngôn

C. Song thất lục bát

D. Ngũ ngôn trường thiên

Câu 3: Đối tượng trữ tình của bài thơ là:

A. Bức tranh mùa hè tràn đầy sức sống.

B. Cuộc sống bình yên, thanh nhã chốn quê nhà.

C. Cuộc sống no đủ ở một làng chài.

D. Cảnh đêm trăng mùa xuân

Câu 4. Câu thơ nào dưới đây miêu tả cảnh vật thanh nhã, thi vị?

A. Rau trong nội, cá trong ao.

B. Cảnh thanh dường ấy chăng về nghỉ.

C. Cách song mai tỉnh hồn Cô dịch.

D. Thơ nên cửa thấy nguyệt vào.

Câu 5. Dòng nào gợi lên “bức chân dung” nhân vật trữ tình trong bài thơ?

A. Một bậc hiền nhân, cốt cách thanh cao.

B. Một bậc quân tử trọng nghĩa khí.

C. Lòng thanh tịnh như nhà tu hành.

D. Một lão nông vui thú cảnh điền viên.

Câu 6. Thông tin nào dưới đây không phải là thành công nghệ thuật của bài thơ?

A. Hình ảnh giàu sức gợi, liên tưởng độc đáo.

B. Hình ảnh điển cố Hán học sâu sắc, hàm súc.

C. Câu thơ thất ngôn xen lục ngôn, phép đối độc đáo.

D. Sử dụng nhiều thành ngữ, ngôn từ mộc mạc, bình dân.

Trả lời Đọc hiểu mạn thuật bài 13 - Đề 3

Câu 1. C => Thơ Nôm

Câu 2. B => Thất ngôn xen lục ngôn

Câu 3. B => Cuộc sống bình yên, thanh nhã chốn quê nhà

Câu 4. D => Thơ nên cửa thấy nguyệt vào

Câu 5. A => Một bậc hiền nhân, cốt cách thanh cao.

Câu 6. D => Sử dụng nhiều thành ngữ, ngôn từ mộc mạc, bình dân


Đọc hiểu mạn thuật bài 13 - Đề 4

Câu 1. Bài thơ thể hiện khía cạnh nào trong tâm hồn Nguyễn Trãi?

Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng nghệ thuật của các câu thơ lục ngôn trong bài.

Câu 3. Tác giả bày tỏ thái độ gì đối với chốn cửa quyền qua câu thơ cuối?

Trả lời Đọc hiểu mạn thuật bài 13 - Mẫu 4

Câu 1.

- Thông qua bài thơ, chúng ta có thể thấy được sự giản dị, tinh tế và nhạy cảm với thiên nhiên của hồn thơ Nguyễn Trãi. Không chỉ vậy đó còn là sự yêu đời, yêu quê hương đất nước

Câu 2.

- Các câu thơ lục ngôn trong bài:

+ Khách đến vườn còn hoa lác,

+ Thơ nên cửa thấy nguyệt vào.

+ Rau trong nội, cá trong ao.

- Tác dụng:

+ Gợi hình, gợi cảm cho bài thơ

+ Khiến cho bài thơ trở nên có vần điệu

+ Những câu thơ lục ngôn trong bài đã cho độc giả thấy được suy nghĩ của Nguyễn Trãi về lối sống tuy giản dị mà lại vô cùng thanh tao

Câu 3.

- Nguyễn Trãi tự nhắc nhở mình rằng ông không phù hợp với chốn quan trường đầy mưu mô, trói buộc. Ông muốn xa lánh chốn danh lợi để giữ khí tiết trong sạch, ngay thẳng của một nhà Nho.


Đọc hiểu mạn thuật bài 13 - Đề 5

Câu 1. Bài thơ này được viết bằng loại chữ nào?

A. Chữ Nôm

B. Chữ Hán

C. Chữ quốc ngữ

Câu 2. Bài thơ trên trích từ tập thơ nào của Nguyễn Trãi

A. Quốc Âm Thi Tập

B. Ức Trai Thi Tập

C. Lam Sơn Từ Mệnh Tập

Câu 3. Thể thơ của bài thơ trên là gì?

A. Thất ngôn

B. Thất ngôn tứ tuyệt

C. Thất ngôn Đường Luật

D. Thất ngôn Đường Luật biến thể

Câu 4. Đâu không phải là khía cạnh tâm hồn của nhà thơ trong câu 1?

A. Tình yêu thiên nhiên

B. Lòng yêu đời

C. Hai câu trên đều đúng

D. Hai câu trên đều sai

Câu 5. Đâu không phải là đặc điểm nghệ thuật có trong bài thơ?

A. Ngôn ngữ và văn phong cổ điển, tinh tế, uyển chuyển.

B. Hình ảnh tượng trưng, đối xứng.

C. Sử dụng nhiều biện pháp tu từ, phóng đại.

Câu 6. Bài thơ trên sử dụng phong cách ngôn ngữ gì?

A. Báo chí

B. Sinh hoạt

C. Nghệ thuật

Câu 7. Bài thơ trên mang tính chất gì để tương tác với độc giả?

Trả lời Đọc hiểu mạn thuật bài 13 - Mẫu 5

Câu 1. A. Chữ Nôm

Câu 2. A. Quốc Âm Thi Tập

Câu 3. D. Thất ngôn Đường Luật biến thể (câu 7 chữ xen lẫn 6 chữ)

Câu 4. D. Hai câu trên đều sai

Câu 5. C. Sử dụng nhiều biện pháp tu từ, phóng đại.

Câu 6. C. Nghệ thuật

Câu 7. Bài thơ trên mang chính chất như một cuộc đối thoại để tương tác với độc giả, thông qua đó giúp độc giả hiểu hơn về hoàn cảnh trữ tình và cảm nhận riêng trong bài thơ, gần gũi hơn với người đọc.


Đọc hiểu mạn thuật bài 13 - Đề 6

Câu 1: Văn bản trên được viết theo thể thơ nào?

A. Thơ tự do.

B. Thất ngôn xen lục ngôn.

C. Lục ngôn xen thất ngôn.

D. Thất ngôn bát cú Đường luật.

Câu 2: Nhận xét nào sau đây đúng với cách gieo vần trong bài thơ?

A. Bài thơ gieo vần chân ở các câu 1,2,4,6,8.

B. Bài thơ gieo vần lưng ở các câu 1,2,4,6,8.

C. Bài thơ gieo nhiều hơn một vần, gieo vần cách.

D. Bài thơ gieo vần ở tất cả các câu.

Câu 3: Từ nào sau đây không phải từ Hán Việt?

A. Nguyệt

B. Cầm

C. Rau

D. Thanh

Câu 4: Câu thơ “Cách song mai tỉnh hồn Cô Dịch/ Kề nước cầm đưa tiếng Cửu Cao” sử dụng biện pháp tu từ gì?

A. Phép đối.

B. Phép nói giảm, nói tránh.

C. Phép hoán dụ.

D. Phép nói quá.

Câu 5: Ý nào nêu không đúng về tác dụng của hai câu thơ sáu chữ: “Khách đến, vườn còn hoa lác/Thơ nên, cửa thấy nguyệt vào”?

A. Thay đổi nhịp điệu, tạo tính nhạc.

B. Nhấn mạnh nội dung cần biểu đạt.

C. Tạo ra sự cách tân so với thơ Đường luật.

D. Đảm bảo tính quy phạm của thơ Đường luật.

Câu 6: Nhận định nào nói đầy đủ và chính xác nhất về nội dung bài thơ?

A. Bài thơ diễn tả cuộc sống bình dị và tâm hồn lạc quan của Nguyễn Trãi khi chọn lui về ở ẩn, rời xa chốn quan trường.

B. Bài thơ thể hiện cuộc sống lao động vất vả, thiếu thốn và ước mơ của Nguyễn Trãi về một cuộc sống xa hoa, phóng túng.

C. Bài thơ nói về cuộc sống xa hoa của Nguyễn Trãi khi làm quan.

D. Bài thơ đã giãi bày một tấm lòng yêu nước không nguôi, một tâm trạng đầy bi kịch: xót xa đau buồn, tủi nhục vì nước mất nhà tan.

Câu 7: Cảm hứng chủ đạo của bài thơ trên là gì?

A. Nỗi xót xa khi nước mất nhà tan.

B. Sự tiếc nuối khi phải rời xa chốn quan trường vinh hoa phú quý.

C. Niềm hạnh phúc, thanh thản khi được hòa mình vào thiên nhiên nơi thôn dã.

D. Nỗi buồn khi sống trong cảnh thiếu thốn, khó khăn.

Trả lời Đọc hiểu mạn thuật bài 13 - Mẫu 6

Câu 1: B. Thất ngôn xen lục ngôn.

Câu 2: A. Bài thơ gieo vần chân ở các câu 1,2,4,6,8.

Câu 3: C. Rau

Câu 4: A. Phép đối.

Câu 5: D. Đảm bảo tính quy phạm của thơ Đường luật.

Câu 6: A. Bài thơ diễn tả cuộc sống bình dị và tâm hồn lạc quan của Nguyễn Trãi khi chọn lui về ở ẩn, rời xa chốn quan trường.

Câu 7: C. Niềm hạnh phúc, thanh thản khi được hòa mình vào thiên nhiên nơi thôn dã.

Hoàng Thùy Phương
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question