image hoi dap
image hoi dap

Đọc hiểu Mảnh hồn làng - Thanh Hoa (2 đề)

icon-time20/4/2024

Hướng dẫn trả lời 2 đề Đọc hiểu Mảnh hồn làng - Thanh Hoa tự luận chi tiết, chính xác giúp bạn ôn luyện đề thi Ngữ văn Đọc hiểu đạt kết quả cao


Nội dung bài Mảnh hồn làng - Thanh Hoa

Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“Mảnh hồn làng trong con
Là bà
Tự do, biểu cảm
Là cha, là mẹ
Là ngọt bùi củ sắn, mở khoai
Là mùi mồ hôi ngai ngái trên vai cha
Là hương sữa lùa đọng trên tà áo mẹ
Là làn da ngăm đen vì nắng giả miền Trung
Là tiếng đặc trưng “mô, tê, răng, rửa...." 
Và con luôn thầm hứa 
Mãi giữ mảnh hồn làng huyền bí trong tim".

(Trích “Mảnh hồn làng" - Thanh Hoa)


Đọc hiểu Mảnh hồn làng (Thanh Hoa) - Đề 1

Câu 1: Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên? 

Câu 2: Nhân vật trữ tình trong đoạn thơ là ai? 

Câu 3: Trong đoạn thơ tác giả nhắc đến "Mảnh hồn làng trong con" là những gì?  

Câu 4: Chỉ ra dấu chấm lửng và công dụng của nó trong đoạn trích trên.

Câu 5: Quê hương mà tác giả muốn nhắc đến là ở vùng miền nào? Dựa vào đâu em biết? 

Câu 6: Chỉ ra và phân tích tác dụng của 1 biện pháp tu từ nổi bật nhất được sử dụng trong đoạn thơ trên.

Câu 7: Em hãy nhận xét về tình cảm của tác giả đối với quê hương thể hiện trong đoạn trích.

Câu 8: “Mảnh hồn làng” trong đoạn thơ được hiểu là gì?

Câu 9: Nêu lên thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm trong câu thơ cuối.

Câu 10: Từ đoạn trích, em hãy nêu suy nghĩ về trò của quê hương trong cuộc đời mỗi người bằng một đoạn văn ngắn khoảng 5-7 câu.

Đáp án

Câu 1:

- Thể thơ: tự do

- Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm

Câu 2:

- Nhân vật trữ tình trong đoạn thơ là: người con

Câu 3:

- Trong đoạn thơ tác giả nhắc đến "Mảnh hồn làng trong con" là:

+ Là bà

+Tự do, biểu cảm

+Là cha, là mẹ

+Là ngọt bùi củ sắn, mở khoai

+Là mùi mồ hôi ngai ngái trên vai cha

+Là hương sữa lùa đọng trên tà áo mẹ

+Là làn da ngăm đen vì nắng giả miền Trung

+Là tiếng đặc trưng “mô, tê, răng, rửa....

Câu 4:

- Dấu chấm lửng trong đoạn trích là: 

+ Sau cụm từ “Mảnh hồn làng trong con”

+ Sau cụm từ “Là cha, là mẹ “, ”Là ngọt bùi củ sắn, mở khoai", “Là mùi mồ hôi ngai ngái trên vai ”, “Là hương sữa lùa đọng trên tà áo mẹ”, “Là làn da ngăm đen vì nắng giả miền Trung", "Là tiếng đặc trưng “mô, tê, răng, rửa...." ”

+ Sau cụm từ “Và con luôn thầm hứa”

- Tác dụng: sấu chấm lửng như là lời báo hiệu còn nhiều ý ở đoạn sau, tạo nên sự mạch lạc, đồng thời liệt kê ra những nội dung liên quan. Giúp người cảm nhận được nhịp điệu của thơ, gợi cho người đọc thấy được hình ảnh, nội dung ý nghĩa khác nhau, giúp họ tưởng cảm nhận về bài thơ.

Câu 5:

- Quê hương mà tác giả muốn nhắc đến là ở miền trung 

- Dựa vào:

+ "Nắng giả miền Trung"

+ “ tiếng đặc trưng “mô, tê, răng, rửa...."

Câu 6:

- Biện pháp tu từ điệp ngữ: “là”

- Tác dụng: gợi liên tưởng tưởng, tưởng tượng về hình hảnh hồn làng ở miền trung những điều giản dị đơn sơ. Đồng thời gợi lên sự sinh động cho câu thơ hơn khi nhắc đến thiên nhiên quê hương. Nhấn mạnh tình cảm của tác giả đối với quê hương.

Câu 7:

- Tình cảm của tác giả đối với quê hương trong đoạn trích: là tình cảm thiên liêng nhất mà tác giả khi xa quê vẫn nhớ tớ, ca ngợi quê hương của mình qua những mảnh kí ức tuổi thơ, là sự quan sát tỉ mỉ những chi tiết nhỏ của làng quê mình để từ đó cho thấy tác giả đặt hết tâm tư tình cảm của mình vào quê hương nơi xuất phát ban đầu của một con người và cũng là đích đến cuối cùng.

Câu 8:

- “Mảnh hồn làng” trong đoạn thơ được hiểu là: là những điều bình dị trong cuộc sống làng quê thường ngày, nhặt nhạnh từng chút một để tạo nên một quê hương hiện hữu trong tâm trí của tác giả, tác giả đã dành hết những cảm xúc vào từng câu thơ để ca ngợi quê hương Việt Nam.

Câu 9:

- Thông điệp mà tác giả gửi gắm ở câu thơ cuối: Quê hương là nguồn gốc của mỗi con người, nhắc nhở ai cũng phải lưu giữ và trân quý và gìn giữ nơi mà mình từng sinh ra.

Câu 10:

- Quê hương là ngồn gộc cội nguồn của mỗi người dân, người con cho dù ở đâu thì vẫn luôn phải nhớ về nơi mình sinh ra. Quê hương còn là một khoảng không gian tinh thần, nơi tâm hồn ta hòa vào kí ức, để những câu chuyện của ta được giải tỏa, bỏ lại những bộn bề ngoài khi. Nhưng người con khi xa quê trở về đều mang trong mình cảm giác thoải mái đó là những không khí trong lành, những ngày được trở về với điều giản dị nhất không so đo tính toán, thư thả dưới bóng cây xanh mát của làng quê đó là những gì mà quê hương đem lại cho chúng ta.

 


Đọc hiểu Mảnh hồn làng (Thanh Hoa) - Đề 2

Câu 1: Đoạn thơ nói về vấn đề nào ?

Câu 2: Đoạn thơ trên thể hiện suy tư, tình cảm gì của người con ?

Câu 3: Theo tác giả, người con luôn thầm hứa điều gì ?

Câu 4: Anh (chị) nhận được bài học nào qua đoạn thơ trên ?

Câu 5: Đọc đoạn thơ này, anh/chị hãy nêu 01 bài thơ về đề tài quê hương, đất nước ?

Đáp án

Câu 1:

- Đoạn thơ nói về những mảnh hồn quê hương được tác giả nhớ lại từ thủa thơ ấu, những điều bình dị nhỏ bé xung quanh cuộc sống.

Câu 2:

- Đoạn thơ thể hiện suy tư, tình cảm đặc biệt của người con đối với quê hương nơi mà mình sinh ra, nỗi nhớ quê hương tha thiết hiện lên tring kí ức tác giả những gì giản dị mà chân thật.

Câu 3:

- Theo tác giả, người con luôn thầm hứa: Mãi giữ mảnh hồn làng huyền bí trong tim

Câu 4:

- Bài học: Qua những hình ảnh cụ thể về người bà, bố mẹ, những món ăn, làn da ngăm đen của người dân, tiếng nói quê hương đã bộc lộ hết những mảnh hồn làng bình dị này, cho thấy mỗi con người đều phải nhớ về nguồn gốc của chính mình.

Câu 5:

- Bài thơ đã học về quê hương, đất nước: "Quê hương - Tế Hanh"

Kim Nhung
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question