image hoi dap
image hoi dap

Đọc hiểu Mẹ đào hầm từ thuở tóc còn xanh

icon-time23/10/2023

“Mẹ đào hầm từ thuở tóc còn xanh” là một đoạn trích đầy xúc động về hình ảnh người mẹ, người chiến sĩ trong chiến tranh. Hãy cùng Topbee trả lời những câu hỏi đề Đọc hiểu Mẹ đào hầm từ thuở tóc còn xanh nhé!

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Mẹ đào hầm từ thuở tóc còn xanh
Nay mẹ đã phơ phơ đầu bạc
Mẹ vẫn đào hầm dưới tầm đại bác
Bao đêm rồi tiếng cuốc vọng năm canh.

Đất nước mình hai mươi năm chiến tranh
Tiếng cuốc năm canh nặng tình đất nước
Hầm mẹ giăng như lũy như thành
Che chở mỗi bước chân con bước.

Đất quê ta mênh mông
Quân thù không xăm hết được
Lòng mẹ rộng vô cùng
Đủ giấu cả sư đoàn dưới đất
Nơi hầm tối lại là nơi sáng nhất
Nơi con nhìn ra sức mạnh Việt Nam.

(Trích “Đất quê ta mênh mộng" — Bùi Minh Quốc)


Đọc hiểu Mẹ đào hầm từ thuở tóc còn xanh - Đề 1

Câu 1: Xác định thể thơ của đoạn trích

Câu 2: Chỉ ra những hình ảnh miêu tả thời gian trong câu thơ:

Mẹ đào hầm từ thuở tóc còn xanh
Nay mẹ đã phơ phơ đầu bạc

Câu 3: Nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong đoạn thơ:

Đất nước mình hai mươi năm chiến tranh
Tiếng cuốc năm canh nặng tình đất nước
Hầm mẹ giăng như lũy như thành
Che chở mỗi bước chân con bước.

Câu 4: Nhận xét tình cảm của tác giả đối với người mẹ qua đoạn trích

Đọc hiểu Mẹ đào hầm từ thuở tóc còn xanh - ảnh 1

Trả lời câu hỏi Đọc hiểu Mẹ đào hầm từ thuở tóc còn xanh - Đề 1

Câu 1:

- Thể thơ: Tự do

Câu 2:

- Những từ ngữ miêu tả thời gian:

+ thuở tóc còn xanh

+ phơ phơ đầu bạc

Câu 3:

- Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh:

+ Làm tăng tính gợi hình, gợi cảm cho đoạn thơ

+ Khiến đoạn thơ trở nên có vần điệu, nhịp điệu

+ Nhấn mạnh sức mạnh, tầm quan trọng của mẹ đối với cuộc chiến, cũng như đối với việc bảo vệ những người con của mình

Câu 4:

- Tình cảm của tác giả đối với người mẹ trong đoạn trích đó chính là sự kính trọng, biết ơn và khâm phục mẹ. Tuy rằng mẹ không phải là mẹ ruột của con, nhưng những điều mẹ hi sinh cho các con thì không thể nào có thể quên được.


Đọc hiểu Mẹ đào hầm từ thuở tóc còn xanh - Đề 2

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. Chỉ ra hình ảnh, từ ngữ miêu tả người mẹ trong khổ thơ sau:

Mẹ đào hầm từ thuở tóc còn xanh
Nay mẹ đã phơ phơ đầu bạc
Mẹ vẫn đào hầm dưới tầm đại bác
Bao đêm rồi tiếng cuốc vọng năm canh.

Câu 3. Phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ tương phản trong hai câu thơ sau:

Nơi hầm tối là nơi sáng nhất
Nơi con nhìn ra sức mạnh Việt Nam.

Câu 4. Anh/chị có ấn tượng nhất đối với ý thơ nào trong đoạn thơ? Vì sao?

Đọc hiểu Mẹ đào hầm từ thuở tóc còn xanh - ảnh 2

Trả lời câu hỏi Đọc hiểu Mẹ đào hầm từ thuở tóc còn xanh - Đề 2

Câu 1:

- Phương thức biểu đạt chính được sửu dụng trong đoạn trích: Biểu cảm

Câu 2:

- Những hình ảnh, từ ngữ miêu tả người mẹ:

+ Mẹ đào hầm từ thuở tóc còn xanh

+ Nay mẹ đã phơ phơ đầu bạc

+ Mẹ vẫn đào hầm dưới tầm đại bác

Câu 3:

- Tác dụng của biện pháp tu từ tương phản:

+ Làm cho câu thơ gợi hình, gợi cảm hơn

+ Khiến cho câu thơ có nhịp điệu

+ Nhấn mạnh sự quan trọng, sức mạnh tinh thần cũng như ý chí chiến đấu quật cường của những người chiến sĩ

Câu 4:

Ý thơ ấn tượng nhất đối với em trong đoạn thơ trên là: “Nơi hầm tối lại là nơi sáng nhất/ Nơi con nhìn ra sức mạnh Việt Nam". Chỉ với hai câu thơ, nhưng đã cho chúng ta thấy được ý chí, tinh thần chiến đấu quật cường trong ấy. Đó không phải là sự trốn chạy, sợ hãi mà là sự chuẩn bị, chuẩn bị cho một cơ hội mới sẽ tới, với ngày chiến thắng sẽ không còn xa nữa. Câu thơ trên đã cho thấy được lòng yêu nước, tinh thần quả cảm, một lòng chung hướng về ý chí cao nhất, chiến thắng cuộc chiến tranh vô nghĩa để dành lại hòa bình, độc lập và tự do cho dân tộc.

Hoàng Thùy Phương
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question