image hoi dap
image hoi dap

Đọc hiểu Mẹ Tơm (trắc nghiệm)

icon-time9/10/2023

Hình ảnh người mẹ đã đi cùng mỗi chúng ta theo năm tháng, chắc chắn rằng đó là tình cảm vô bờ được tồn tại trong mỗi người. Tố Hữu cũng vậy, tác giả đã tri ân người mẹ của mình qua bài thơ mẹ Tơm, vậy để hiểu rõ nội dung và ý nghĩa của tác phẩm hãy cùng Topbee trả lời câu hỏi đọc hiểu mẹ Tơm.

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

(1) Con đã về đây, ơi mẹ Tơm

Hỡi người mẹ khổ đã dành cơm

Cho con, cho Đảng ngày xưa ấy

Không sợ tù gông, chấp súng gươm

(2) Nhà ai mới nhỉ, tường vôi trắng

Thơm nức mùi tôm nặng mấy nong

Ngồn ngộn sân phơi khoai dát nắng

Giếng vườn ai vậy, nước khơi trong?

(3) Ôi bóng người xưa, đã khuất rồi

Tròn đôi nấm đất trắng chân đồi

Sống trong cát, chết vùi trong cát SỐNG - CHẾT 

Những trái tim như ngọc sáng ngời

(4) Đốt nén hương thơm, mát dạ Người

Hãy về vui chút, mẹ Tơm ơi!

Nắng tươi xóm ngói, tường vôi mới

Phấp phới buồm dong, nắng biển khơi...”

(Trích bài thơ “Mẹ Tơm”- Tố Hữu, Thơ Việt Nam 1945 - 1985)


Đọc hiểu Mẹ Tơm

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên là:

A. Miêu tả 

B. Tự sự

C. Nghị luận 

D. Biểu cảm

Câu 2. Thể thơ của đoạn trích trên là gì ?

A. Tự do

B. Song thất lục bát

C. Lục bát

D. Thất ngôn tứ tuyệt

Câu 3. Dựa vào nội dung khổ thơ (1), bài thơ được viết vào hoàn cảnh nào

A. Trong một chuyến ghé thăm bất ngờ vùng đất Hậu Lộc.

B. Tác giả trở về quê hương sau bao ngày xa cách.

C. Nhân dịp tác giả đi cùng đoàn tham quan.

D. Trong một chuyến đi về thăm lại người mẹ anh hùng.

Câu 4. Biện pháp tu từ sử dụng trong câu thơ: “Những trái tim như ngọc sáng ngời” là:

A. So sánh, hoán dụ

B. Nhân hóa, so sánh

C. Hoán dụ, đảo ngữ

D. Ẩn dụ, hoán dụ

Câu 5. Tâm trạng của tác giả được thể hiện ở khổ thơ thứ hai trong đoạn trích trên là:

A. Sự ngạc nhiên, vui mừng trước sự đổi thay của quê hương

B. Sự ngơ ngác và cảm giác lạ lùng khi lâu ngày mới trở lại

C. Sự bùi ngùi, xúc động khi nhìn thấy những cảnh vật nơi đây

D. Sự thất vọng, nuối tiếc khi không còn thấy cảnh cũ, người xưa

Câu 6. Hai câu thơ sau cho ta thấy điều gì?

“Nắng tươi xóm ngói, tường vôi mới

Phấp phới buồm dong, nắng biển khơi”

A. Vẻ đẹp cuộc sống mới đang thay đổi từng ngày

B. Hình ảnh thiên nhiên, đất nước trong thời kì chiến tranh

C. Khung cảnh thiên nhiên vào buổi sáng sớm

D. Sự thay đổi của con người vào thời kì hậu chiến

Câu 7. Trong đoạn thơ trên có mấy cặp từ trái nghĩa?

A. 5

B. 2

C. 1

D. 3

Câu 8. Dựa vào văn bản, em hãy nêu nội dung chính của trích đoạn “Mẹ Tơm”?

Câu 9. Dựa vào trích đoạn “Mẹ Tơm” của tác giả Tố Hữu, em thấy hình ảnh mẹ Tơm hiện lên là người như thế nào?

Câu 10. Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 5 -7 câu) nhận xét về tình cảm của tác giả được thể hiện trong khổ thơ cuối.

Đọc hiểu Mẹ Tơm

Trả lời đọc hiểu 

Câu 1: Chọn D. Biểu cảm

Giải thích: Cảm xúc của nhân vật trữ tình khi nhớ đến sự hi sinh cao cả của mẹ và không ngừng gọi mẹ

Câu 2: Chọn A. Tự do

Giải thích: Thơ tự do không theo khổ theo dòng, có thể là hợp thể, phối xen các đoạn thơ làm theo các thể khác nhau hoặc hoàn toàn tự do

Câu 3: Chọn D. Trong một chuyến đi về thăm lại người mẹ anh hùng.

Giải thích: 

Con đã về đây, ơi mẹ Tơm => lời gọi tha thiết đến người mẹ khi trở về

Người mẹ anh hùng được thể hiện qua chi tiết: dành cơm cho con, cho Đảng; Không sợ tù gông, chấp súng gươm

Câu 4: Chọn A. So sánh, hoán dụ

Giải thích:

So sánh: Trái tim như ngọc sáng ngời

Hoán dụ: “Những trái tim” là một bộ phận được dùng để thay thế cho toàn
thể.

Câu 5: Chọn A.  Sự ngạc nhiên, vui mừng trước sự đổi thay của quê hương

Giải thích 

Sự vui mừng:

Nhà ai mới nhỉ, tường vôi trắng

Thơm nức mùi tôm nặng mấy nong

Ngồn ngộn sân phơi khoai dát nắng

Sự ngạc nhiên: Giếng vườn ai vậy, nước khơi trong?

Câu 6: Chọn A. Vẻ đẹp cuộc sống mới đang thay đổi từng ngày

Giải thích: Sự thay đổi của xóm ngói, tường vôi, những cái nắng cũng tinh khôi mà nhẹ nhàng hỗ trợ người dân trong việc ra khơi 

Câu 7: Chọn C. 1

Giải thích: Cặp từ trái nghĩa khuất - sống

Câu 8: 

Đoạn thơ là những dòng cảm xúc của tác giả Tố Hữu khi được trở về quê hương mẹ Tơm. Đồng thời, tác gải gửi gắm tấm lòng thương yêu, kính trọng, ngợi ca và biết ơn người mẹ đã nuôi dưỡng nhà thơ trong những ngày tháng gian khổ.

Câu 9:

Mẹ Tơm là một người mẹ giàu lòng thương yêu, có lí tưởng cao quý, một người phụ nữ yêu nước, căm thù giặc. Mẹ không quan khó nhọc nguy hiểm để cất giấu cán bộ chiến sĩ trong nhà mình.

Câu 10:

Hình ảnh người mẹ có lẽ đã khắc sâu trong tâm trí mỗi con người, mỗi cá nhân đều có một người mẹ mỗi người mẹ đó đều mang lại những tình cảm cao cả dành cho họ. Tố Hữu cũng vậy, nhà thơ đã tri ân người mẹ anh hùng của mình qua bài thơ mẹ Tơm tất cả tình cảm của tác giả đã bộc bạch rõ ràng, đặc biệt ở cuối đoạn trích trên đã khiến độc giả như thể cuốn theo những mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình khi “mời mẹ” trở lại quê hương sau những thay đổi. Hạnh phúc của tác giả là khi được quay trở lại nơi chất chưa vô vàn kỉ niệm, nhưng xoay quanh đó - kỉ niệm vĩ đại nhất đối với ông chỉ tồn tại trong tiềm thức. Tâm trạng ngày một trào dâng khi tác giả đốt nén hương gửi đến người mẹ của mình, đó là nén hương của lời chào, là nén hương trở lại quê hương với nỗi niềm nhớ mẹ đặc biệt nén hương muốn gửi lời tâm sự với mẹ rằng quê hương đã thay đổi. Tác giả muốn được cùng mẹ tận hưởng thành quả sau những hi sinh cao cả để đem lại cuộc sống mới như ngày hôm nay, để mẹ được hoà cùng niềm vui này. đặc biệt đó cũng là một lời tri ân đến người mẹ đã hi sinh cho tác giả nói riêng và cho Đảng, cho đất nước nói chung.

Hoàng Dung
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question