image hoi dap
image hoi dap

Đọc hiểu Miếng bánh mì cháy: Khi tôi lên 8 hay 9 tuổi gì đó (3 đề)

icon-time10/6/2023

Trả lời câu hỏi Đọc hiểu Miếng bánh mì cháy: Khi tôi lên 8 hay 9 tuổi gì đó: Xác định và gọi tên một thành phần biệt lập có trong đoạn (1). Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. Theo người cha, điều gì thực sự gây tổn thương cho người khác? Thông đệp mà người cha muốn gửi gắm cho chúng ta là gì?

Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu:

(1) Khi tôi lên 8 hay 9 tuổi gì đó, tôi nhớ thỉnh thoảng mẹ tôi vẫn nướng bánh mì cháy khét. Một tối nọ, mẹ tôi về nhà sau một ngày làm việc dài và bà làm bữa tối cho cha con tôi. Bà dọn ra bàn vài lát bánh mì và đợi xem có ai nhận ra điều bất thường của chúng và lên tiếng hay không. Nhưng cha tôi chỉ ăn miếng bánh của ông và hỏi tôi về bài tập cũng như những việc ở trường học như mọi hôm. Tôi không còn nhớ tôi đã nói gì với ông hôm đó, nhưng tôi nhớ đã nghe mẹ tôi xin lỗi ông vì đã làm cháy bánh mì. Và tôi không bao giờ quên được những gì cha tôi nói với mẹ tôi :"Em à, anh thích bánh mì cháy mà".

(2) Đêm đó, tôi đến bên chúc cha tôi ngủ ngon và hỏi có phải thực sự ông thích bánh mì cháy. Cha tôi khoác tay qua vai tôi và nói:"Mẹ Con đã làm việc rất vất vả cả ngày và mẹ rất mệt. Một lát bánh mì cháy chẳng thể làm hại ai con ạ, những con biết điều gì thực sự gây tổn thương cho người khác không? Những lời chê bai trách móc cay nghiệt đấy [...] Điều mà cha học được qua nhiều năm tháng, đó là  học cách chấp nhận sai sót của người khác và chọn cách ủng hộ những khác biệt của họ. Đó là chìa khóa quan trọng nhất để tạo nên một mối quan hệ lành mạnh, trưởng thành và bền vững con ạ. Cuộc đời rất ngắn ngủi để thức dậy với những hối tiếc và khó chịu. Hãy yêu quý những người cư xử tốt với con, và hãy cảm thông với những người chưa làm được điều đó".

(Theo quatangyeu.vn)

Đọc hiểu Miếng bánh mì cháy: Khi tôi lên 8 hay 9 tuổi gì đó

Đọc hiểu Miếng bánh mì cháy: Khi tôi lên 8 hay 9 tuổi gì đó - Đề số 1

Câu 1. Xác định và gọi tên một thành phần biệt lập có trong đoạn (1),

Câu 2. Theo người cha, điều gì thực sự gây tổn thương cho người khác? 

Câu 3. Xét trong ngữ cảnh văn bản, câu nói của người cha: “Em à, anh thích bánh mì cháy mà" đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Việc vi phạm ấy nhằm mục đích gì?

Câu 4. Em có đồng ý với quan điểm "Cuộc đời rất ngắn ngủi để thức dậy với những hối tiếc và khó chịu" không? Vì sao?

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1. Các thành phần biệt lập trong đoạn (1) là:

- Thành phần biệt lập tình thái: Khi tôi lên 8 hay 9 tuổi gì đó,

- Thành phần biệt lập gọi đáp: Em à!

Câu 2.

Theo người cha, điều gì thực sự gây tổn thương cho người là “những lời chê bai trách móc cay nghiệt đấy”.

Câu 3. 

- Câu nói của người cha: “Em à, anh thích bánh mì cháy mà." đã vi phạm phương châm hội thoại về chất.

- Việc vi phạm này nhằm mục đích: người cha biết vợ mình làm việc cả ngày rất mệt mỏi nên chuẩn bị bữa tối không được tốt làm chiếc bánh mì bị cháy. Người cha nói vậy là để người vợ thấy rằng mình không hề chê bai hay trách móc vợ về chiếc bánh mì cháy đó.

Câu 4.

Em đồng ý với quan điểm "Cuộc đời rất ngắn ngủi để thức dậy với những hối tiếc và khó chịu" vì: Cuộc sống thật ngắn ngủi, chúng ta hãy sống bao dung, yêu thương và cảm thông với những người xung quanh. Nếu cứ sống trong thù hận, hối tiếc và khó chịu thì cuộc sống chẳng còn ý nghĩa.


Đọc hiểu Miếng bánh mì cháy: Khi tôi lên 8 hay 9 tuổi gì đó - Đề số 2

Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2. Đặt nhan đề cho câu chuyện.

Câu 3. Những lời nói của người cha thể hiện điều gì?

Câu 4. Nêu ý nghĩa của câu chuyện?

Đọc hiểu Miếng bánh mì cháy: Khi tôi lên 8 hay 9 tuổi gì đó

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: tự sự

Câu 2. Có thể đặc nhan đề cho đoạn trích như: Chiếc bánh mì cháy, Tình yêu thương từ chiếc bánh mì cháy, Bánh mì cháy của mẹ,…

Câu 3. 

- Những lời mà người cha nói với mẹ thể hiện sự biết ơn và trân trọng vợ vì sự hy sinh cho gia đình nhỏ của mình.

- Những lời cha nói với con là những lời dạy bảo sâu sắc để con biết yêu thương và trân trọng gia đình từ những hành động nhỏ nhất.

Câu 4. 

Câu chuyện đem đến cho chúng ta ý nghĩa sâu sắc về tình cảm gia đình, hãy yêu thương, cảm thông và trân trọng nhau để cuộc đời này đỡ phải hối tiếc.


Đọc hiểu Miếng bánh mì cháy: Khi tôi lên 8 hay 9 tuổi gì đó - Đề số 3

Câu 1. Tìm trạng ngữ là cụm danh từ trong câu dưới đây. Xác định danh từ trung tâm và thành tố phụ là cụm chủ - vị trong mỗi cụm danh từ đó.

Khi tôi lên 8 hay 9 tuổi gì đó, tôi nhớ thỉnh thoảng mẹ tôi vẫn nướng bánh mì cháy khét.

Câu 2. Theo anh chị, vì sao người cha lại nói: “Em à, anh thích bánh mì cháy mà”? 

Câu 3. Anh/ Chị hiểu như thế nào về câu: “Một lát bánh mì cháy chẳng thể làm hại ai con ạ, nhưng con biết điều gì thực sự gây tổn thương cho người khác không? Những lời chê bai, trách móc cay nghiệt đấy”

Câu 4. Thông điệp nào của văn bản trên có ý nghĩa nhất đối với anh chị?

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1. Khi tôi lên 8 hay 9 tuổi gì đó, tôi nhớ thỉnh thoảng mẹ tôi vẫn nướng bánh mì cháy khét.

- Trạng ngữ là cụm danh từ: Khi tôi lên 8 hay 9 tuổi gì đó

- Danh từ trung tâm: “Tôi”

- Thành tố phụ là cụm chủ - vị: 

Khi tôi / lên 8 hay 9 tuổi gì đó

CN               VN

Câu 2.

Người cha nói: “Em à, anh thích bánh mì cháy mà” là vì ông biết vợ mình đã có một ngày làm việc vất vả và mệt mỏi nên không chuẩn bị tốt bữa tối cho gia đình. Ông nói vậy để người vợ không phải ăn năn vì miếng bánh mì cháy mà cảm thấy nhẹ lòng hơn bởi người chồng biết thấu hiểu và cảm thông.

Câu 3.

Câu nói: “Một lát bánh mì cháy chẳng thể làm hại ai con ạ, nhưng con biết điều gì thực sự gây tổn thương cho người khác không? Những lời chê bai, trách móc cay nghiệt đấy” có thể hiểu: những lời nói trách móc, chê bai sẽ làm tổn thương người khác. Thay vì trách móc, chê bai thì chúng ta hãy nói những lời yêu thương, biết trân trọng, cảm thông và chia sẽ lẫn nhau để cuộc sống thêm ý nghĩa.

Câu 4.

Thông điệp có ý nghĩa nhất đối với em là: “học cách chấp nhận sai sót của người khác và chọn cách ủng hộ những khác biệt của họ”. Bởi mỗi người có những đặc điểm khác nhau, có điểm mạnh, điều yếu nhưng hãy nhìn vào mặt tốt của nhau và yêu thương và cảm thông lẫn nhau, tôn trọng sự khác biệt của họ chứ không nên chê bai làm tổn thương người khác.

---------------------------------- 

Trên đây Topbee đã mang tới cho các bạn những kiến thức bổ ích qua bài Đọc hiểu Miếng bánh mì cháy: Khi tôi lên 8 hay 9 tuổi gì đó. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp các bạn đạt được kết quả cao trong học tập.

Hoàng Thu Thảo
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question