image hoi dap
image hoi dap

Đọc hiểu Một cuộc đấu vật (Ngữ văn 8 Kết nối tri thức)

icon-time26/6/2023
(1 đánh giá)

Tổng hợp kiến thức trọng tâm của tác phẩm Một cuộc đấu vật bao gồm Giới thiệu tác giả - tác phẩm, bài soạn, tác phẩm Một cuộc đấu vật - SGK Ngữ Văn 8 Kết nối tri thức.


A. Tác giả - Tác phẩm Một cuộc đấu vật


I. Tác giả

1. Tiểu sử

- Hà Ân tên thật là Hoàng Hiển Mô (1928 –  2011), quê ở Hà Nội.

- Ông là một nhà văn Việt Nam. Ông nổi tiếng với các tác phẩm tiểu thuyết lịch sử, truyện kể lịch sử và dã sử. 

- Năm 1947, ông gia nhập Trung đoàn thủ đô liên khu I trong kháng chiến chống Pháp, rồi làm trưởng ty Hoa kiều vụ tỉnh Lào Cai năm 1948.

- Năm 1955, ông về làm giáo viên văn hóa ở trường quân y và hậu cần. Năm 1964, Hà Ân bắt đầu làm công việc nghiên cứu ở Viện bảo tàng quân đội. Từ năm 1964, ông làm biên tập viên cho Nhà xuất bản Hà Nội đến khi nghỉ hưu năm 1990.

Đọc hiểu Một cuộc đấu vật (Ngữ văn 8 Kết nối tri thức)

2. Sự nghiệp sáng tác

- Hà Ân là một trong rất ít nhà văn chuyên viết tiểu thuyết lịch sử. Trong tác phẩm của ông luôn có nhân vật làm tình báo. Và nhân vật ấy rất hấp dẫn đối với người đọc.

5 tiểu thuyết được nhà văn Hà Ân viết trong suốt 35 năm kể từ khi xuất bản cuốn “Bên bờ Thiên Mạc” năm 1967 đến khi cuốn “Khúc khải hoàn dang dở” xuất bản năm 2002.

+ “Trên sông truyền hịch”

+ “Bên bờ Thiên Mạc”

+ “Trăng nước Chương Dương”

+ “Người Thăng Long”

+ “Khúc khải hoàn dang dở” 


II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh xuất xứ

- Đoạn trích Một cuộc đấu vật được trích trong tác phẩm Trên sông truyền hịch.

2. Thể loại

Truyện lịch sử

3. Nội dung

Đoạn trích Một cuộc đấu vật đã miêu tả một trận đấu vật đầy kịch tính, qua đó cho thấy rõ bản chất của các nhân vật.

4. Nghệ thuật

- Các sự việc được thuật lại tuần tự

- Sử dụng ngôi kể thứ ba

- Các nhân vật lịch sử được khai thác qua nhiều khía cạnh khác nhau


B. Trả lời câu hỏi đọc hiểu bài Một cuộc đấu vật

Câu 1. Yếu tố nào không có tác dụng giúp em nhận biết đoạn trích trên đây mang những đặc điểm của thể loại truyện lịch sử?

A. Sự kiện được kể lại

B. Ngôi kể trong đoạn trích

C. Nhân vật trong câu chuyện

D. Ngôn ngữ nhân vật

Câu 2. Đoạn trích kể lại câu chuyện xảy ra vào thời nào ở nước ta?

A. Thời nhà Lý

B. Thời nhà Trần

C. Thời nhà Lê

D. Thời nhà Nguyễn

Câu 3. Câu nào sau đây không đúng với nhân vật đô Trâu?

A. Một kẻ nguy hiểm trong tay Trần Ích Tắc.

B. Một đồ vật có tinh thần thượng võ.

C. Một đô vật quen giật giải nhất trong các hội vật. 

D. Một kẻ kiêu ngạo đã phải nếm mùi thất bại.

Câu 4. Câu “Bây giờ Yết Kiêu đứng kia, ngay bên cạnh ông.” cho biết cuộc đấu vật diễn ra vào lúc nào?

A. Cuộc đấu vật đang diễn ra.

B. Cuộc đấu vật vừa mới kết thúc.

C. Cuộc đấu vật từng diễn ra trước đây.

D. Cuộc đấu vật chưa diễn ra.

Câu 5. Trong câu “Đỗ Trâu đã bị quật ngã tênh hênh trên mặt đất.", từ tênh hênh được dùng với sắc thái gì?

A. Cảm phục

B. Ngợi ca

C. Giễu cợt

D. Thông cảm

Câu 6. Câu nào sau đây khái quát đúng nội dung của đoạn trích?

A. Đoạn trích tái hiện một lễ hội văn hoá truyền thống ở làng xã của nước ta ngày trước.

B. Đoạn trích miêu tả một trận đấu vật đầy kịch tính, qua đó cho thấy rõ bản chất của các nhân vật.

C. Đoạn trích đề cao tinh thần thượng võ trong truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc.

D. Đoạn trích làm nổi bật khả năng của Trần Quốc Tuấn trong việc thu phục người tài.

* Trả lời câu hỏi

Câu 1. Hãy ghi tuần tự các sự việc được kể trong đoạn trích.

Trả lời:

Các sự việc được kể trong đoạn trích là:

- Một đứa bé chưa đến tuổi ghi vào bạ tịch đòi đấu với đô Trâu để giành giải nhất.

- Trần Quốc Tuấn đồng ý cho cậu bé và Trần Ích Tắc ra xem đấu vật.

- Đô Trâu nhiều lần tìm cách hạ gục đối thủ nhưng không thành.

- Danh tính của cậu bé đánh thua đô Trâu bằng một đòn cao và được nhận vào đội quân gia nô của Trần Quốc Tuấn là Yết Kiêu.

Câu 2. Câu chuyện trong đoạn trích được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ mấy? Qua lời kể, em nhận thấy người kể chuyện không có thiện cảm với những nhân vật nào?

Trả lời:

- Câu chuyện trong đoạn trích được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ ba. 

- Qua lời kể, em nhận thấy người kể chuyện không có thiện cảm với những nhân vật: Đô Trâu và Trần Ích Tắc.

Câu 3. Những cặp nhân vật nào trong đoạn trích có sự đối lập nhau? Sự đối lập đó có tác dụng làm nổi bật điều gì?

Trả lời:

- Những cặp nhân vật trong đoạn trích có sự đối lập nhau là: Trần Quốc Tuấn và Trần Ích Tắc; Đô Trâu và Yết Kiêu.

→ Sự đối lập đó có tác dụng làm nổi bật tính cách và bản chất của mỗi nhân vật.

Câu 4. Trong đoạn trích, tác giả nhiều lần dùng cụm từ thằng bé để chỉ Yết Kiêu - một chàng trai trạc mười bảy tuổi. Theo em, cụm từ thằng bé được sử dụng ở đây có sắc thái nghĩa như thế nào? Hãy thử tìm từ ngữ khác thay thế và rút ra nhận xét.

Trả lời:

- Trong đoạn trích, tác giả nhiều lần dùng cụm từ thằng bé để chỉ Yết Kiêu - một chàng trai trạc mười bảy tuổi. Cụm từ thằng bé được sử dụng có sắc thái nghĩa coi thường sức mạnh và khả năng của một cậu bé còn trẻ.

- Từ ngữ có thể thay thế là “chàng trai” hoặc “chàng thanh niên” nhưng khi thay đổi như thế thì độ bất ngờ của tình huống sẽ bị giảm bớt và không làm bật được tài năng của Yết Kiêu.

Câu 5. Theo em, chi tiết Trần Quốc Tuấn thu nhận Yết Kiêu vào đội quân gia nô của mình nói lên điều gì?

Trả lời:

Theo em, chi tiết Trần Quốc Tuấn thu nhận Yết Kiêu vào đội quân gia nô của mình nói lên tấm lòng trân trọng người tài, thể hiện con mắt biết nhìn người của Yết Kiêu.

---------------------------------- 

Trên đây Topbee đã mang tới cho các bạn những kiến thức tổng hợp về tác giả -  tác phẩm, bài soạn của văn bản Một cuộc đấu vật. Những câu trả lời dựa trên ngữ liệu văn bản, được chắt lọc kỹ càng đảm bảo chính xác nhất. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt.

Đoàn Thị Thu Huyền
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question