image hoi dap
image hoi dap

Đọc hiểu Mùa hoa mận

icon-time25/11/2023

“Mùa hoa mận” là một bài thơ đầy chất trữ tình của tác giả Chu Thùy Liên. Hãy cùng Topbee trả lời những câu hỏi đề Đọc hiểu Mùa hoa mận nhé!

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

MÙA HOA MẬN

Cành mận bung trắng muốt

Lũ con trai háo hức chơi cù

Lũ con gái rộn ràng khăn áo

Bóng bay nâng giấc mơ con trẻ

 

Cành mận bung trắng muốt 

Giục mẹ xôn xang lá, gạo 

Giục cha vui lòng căng cánh nỏ

Giục người già hối hả làm đu

 

Cành mận bung trắng muốt

Nhà trình tường* ủ nếp hương

Giục lửa hồng nở hoa trong bếp

Cho người đi xa nhớ lối trở về…

                        Tháng Chạp, 2006 (Thuyền đuôi én, NXB Văn hoá dân tộc, Hà nội 2009)
 

(* Nhà trình tường: Nhà có tường làm bằng đất nện)
 


Đọc hiểu Mùa hoa mận - Đề số 1

Câu 1. Xác định thể thơ của bài thơ trên?

Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên là?

Câu 3. Nêu nội dung chính của bài thơ?

Câu 4. Tác giả đã sử dụng những hình ảnh nào trong bài thơ trên? Nêu tác dụng của việc sử dụng các hình ảnh đó?

Đọc hiểu Mùa hoa mận - ảnh 2

Trả lời 

Câu 1.

- Thể thơ của bài thơ: Tự do

Câu 2.

- Phương thức biểu đạt chính của văn bản: Biểu cảm

Câu 3.

- Nội dung của bài thơ là miêu tả, ca ngợi vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên Tây Bắc cũng như hình ảnh của con người lao động, sinh hoạt hết sức sinh động tại nơi mảnh đất miền Tây của đất nước.

Câu 4.

- Những hình ảnh được tác giả sử dụng trong bài thơ: cành mận, lũ con trai, lũ con gái, bóng bay, nhà trình tường, lửa hồng, người đi xa, mẹ, cha, người già bản.

- Tác dụng của việc sử dụng những hình ảnh trên:

+ Miêu tả khung cảnh thiên nhiên, con người Tây Bắc đầy sức sống và sự năng động.

+ Cho độc giả thấy được tâm trạng của tác giả khi đứng trước bức tranh tuyệt hảo của đất trời.

+ Gợi hình, gợi cảm cho bài thơ.


Đọc hiểu Mùa hoa mận - Đề số 2

Câu 1. Bài thơ trên được viết theo  thể thơ nào? 

Câu 2. Trong bài thơ từ nào chỉ sự hối thúc, gấp gáp, muốn được nhanh hơn?

Câu 3. Chỉ ra những từ láy xuất hiện trong bài thơ trên.

Câu 4. Bài thơ thể hiện tâm trạng, cảm xúc gì của nhân vật trữ tình?

Câu 5. Xác định nội dung chính của bài thơ?

Câu 6. Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ  trong khổ thơ

"Cành mận bung trắng muốt

Lũ con trai háo hức chơi cù

Lũ con gái rộn ràng khăn áo

Bóng bay nâng giấc mơ con trẻ". 

Câu 7: Qua văn bản trên anh/ chị hãy rút ra thông điệp có ý nghĩa nhất với bản thân.

Câu 8. Câu thơ cuối bài: “Cho người đi xa nhớ lối trở về…” gợi trong em tình cảm gì đối với quê hương?

Trả lời

Câu 1: 

Bài thơ trên được viết theo thể thơ: Tự do

Câu 2:

Trong bài thơ từ chỉ sự hối thúc, gấp gáp, muốn được nhanh hơn: háo hức, rộn ràng, giục.

Câu 3:

Những từ láy xuất hiện trong bài thơ: háo hức, rộn ràng, bóng bay, xôn xang, hối hả. 

Câu 4: 

Bài thơ thể hiện cảm xúc của nhân vật trữ tình: tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình về nỗi nhớ quê hương da diết, nhớ những hình ảnh gần gũi, thân thương diễn ra hàng ngày tại chốn làng quê yên bình.

Câu 5:

Nội dung chính của bài thơ: bức tranh núi rừng Tây Bắc đầy hương sắc, thiên núi, núi rừng thơ mộng và các hoạt động vui chơi của các em bé và lao động sản xuất của con người.Qua đó thể hiện tình cảm yêu quê hương đất nước của tác giả.

Câu 6:

-Biện pháp thu từ Nhân hóa: “Bóng bay nâng giấc mơ con trẻ” 

-Tác dụng: 

+Làm cho đồ vật trở nên gần gũi, thân thiết với con người

+ Biểu thị mong muốn của tác giả cũng là ước mơ đối với trẻ em nơi đây sẽ được ăn học đầy đủ, có một tương lai xán lạn nhằm góp phần xây dựng quê hương, đất nước. 

Câu 7:

Đoạn thơ trên để lại cho em rất nhiều thông điệp ý nghĩa nhưng thông điệp để lại cho em nhiều ấn tượng nhất đó là: Tình yêu thương quê hương, Đất nước. Mỗi chúng ta ai rồi cũng sẽ lớn và phải xa quê hương của mình và chắc chắn sẽ có sự nhớ thương quê hương của mình da diết. Vì vậy, hãy trân trọng và cống hiến sức lực nhỏ bé của mình góp phần xây dựng Nước nhà.

Câu 8: 

Câu thơ cuối “Cho người đi xa nhớ lối trở về…” gọi cho em một cảm xúc buồn mang mác và nhớ về quê hương, nơi “trôn nhau cắt rốn” của mình. Từ đó, trong em hiện lên một khát vọng muốn được xây dựng nơi sinh ra của mình ngày một phát triển hơn. Qua văn bản trên, tác giả cũng muốn lưu giữ những hình ảnh, kỉ niệm đẹp nhất về quê hương.

Hoàng Thùy Phương
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question