image hoi dap
image hoi dap

Đọc hiểu Năm gian nhà cỏ thấp le te (Trắc nghiệm)

icon-time12/3/2024

Trả lời câu hỏi Đọc hiểu Năm gian nhà cỏ thấp le te của Nguyễn Khuyến chính xác nhất, bám sát cấu trúc chấm điểm của các đề thi Ngữ văn phần Đọc hiểu


Nội dung văn bản Năm gian nhà cỏ thấp le te

THU ẨM

       Nguyễn Khuyến

Năm gian nhà cỏ thấp le te

Ngõ tối đêm sâu đóm lập lòe

Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt

Làn ao lóng lánh bóng trăng loe

Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt?

Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe

Rượu tiếng rằng hay, hay chả mấy

Độ năm ba chén đã say nhè.


Đề Đọc hiểu Năm gian nhà cỏ thấp le te - Trắc nghiệm

Câu 1. Bài thơ trên thuộc thể thơ nào?

A. Thất ngôn bát cú đường luật

B. Thất ngôn tứ tuyệt đường luật

C. Thất ngôn trường thiên

D. Thất ngôn xen lục ngôn

Đáp án: A. Thất ngôn bát cú đường luật 

Câu 2. Bài thơ Uống rượu mùa thu mang những đặc điểm của thơ Thất ngôn bát cú Đường luật trên các phương diện nào?

A. Bài thơ có 8 câu, mỗi câu 7 tiếng

B. Gieo vần bằng ở cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8

C. Các tiếng 2 – 4 – 6 của câu 1 và 8, câu 2 và 3, câu 4 và 5, câu 6 và 7 cùng phối thanh B – T – B; hoặc T – B – T.

D. Cả A, B, C

Đáp án:

Câu 3. Tác dụng của biện pháp nghệ thuật trong 2 câu thực và 2 câu luận là:

A. Phép đảo ngữ có tác dụng tô đậm vẻ đẹp của cảnh mùa thu;

B. Phép đối có tác dụng tô đậm vẻ đẹp của cảnh thu, nỗi lòng của thi nhân và khiến lời thơ thêm cân xứng, hài hòa.

C. Sử dụng câu hỏi tu từ với đại từ “ai” nhấn mạnh màu xanh của bầu trời

D. Biện pháp nghệ thuật nói quá “da trời ai nhuộm”, “xanh ngắt” nhấn mạnh màu xanh của bầu trời.

Đáp án: B. Phép đối có tác dụng tô đậm vẻ đẹp của cảnh thu, nỗi lòng của thi nhân và khiến lời thơ thêm cân xứng, hài hòa.

Câu 4. Những hình ảnh nào đồng thời xuất hiện xả trong bài thơ Thu ẩm và Thu điếu?

A. Ngõ, ao, khói;

B. Nhà, ao, trăng

C. Ao, trời, ngõ;

D. Thuyền, khói, mây.

Đáp án: C. Ao, trời, ngõ

Câu 5. Tâm trạng của nhà thơ được thể hiện rõ nhất qua hình ảnh nào?

A. Hình ảnh “đôi mắt”;

B. Hình ảnh “đêm sâu”;

C. Hình ảnh “khói nhạt”;

D. Hình ảnh “rượu”.

Đáp án: A. Hình ảnh “đôi mắt”

Câu 6. Qua sự miêu tả của Nguyễn Khuyến, hình ảnh làng quê trong Thu ẩm hiện lên như thế nào?

A. Kì vĩ, tráng lệ;

B. Thanh bình, yên ả;

C. Nghèo đói, xác xơ;

D. Tiêu điều, hiu hắt.

Đáp án: B. Thanh bình, yên ả

Câu 7. Hình ảnh đôi mắt của Nguyễn Khuyến biểu đạt điều gì?

A. Sự thờ ơ không chú tâm vào việc uống rượu;

B. Nỗi buồn ngưng đọng thành nước mắt;

C. Sự mệt mỏi, đau yếu của tuổi già;

D. Sự tác động của men rượu.

Đáp án: B. Nỗi buồn ngưng đọng thành nước mắt

Câu 8. Bút pháp nào được Nguyễn Khuyến sử dụng trong bài thơ trên?

A. Bút pháp ước lệ tượng trưng

B. Bút pháp cổ điển

C. Bút pháp tả cảnh ngụ tình

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: C. Bút pháp tả cảnh ngụ tình

Đọc hiểu Năm gian nhà cỏ thấp le te

Trả lời Đọc hiểu Năm gian nhà cỏ thấp le te - Tự luận

Câu 9: Hãy xác định biện pháp tu từ trong hai dòng thơ và nêu hiệu quả biểu đạt của 

Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt,
Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.

- Biện pháp tu từ: dùng hình ảnh so sánh “Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt" như “Làn ao lóng lánh bóng trăng loe”

- Tác dụng: Lưng giậu bị phủ bởi màn sương của mùa thu, vậy nên phất phơ như xa như gần chẳng tỏ. Hình ảnh ấy khi rội xuống mặt ao khiến cho người nhìn như thấy được bóng trăng tròn bị nhòe vào mỗi tối. Chỉ qua hai câu thơ, độc giả như thấy được khung cảnh màn sương giăng khắp lối, cho thấy sự liên tưởng tinh tế và sáng tạo của Nguyễn Khuyến.

Câu 10: Bài thơ bồi đắp tình cảm gì với quê hương của mình? Hãy trình bày trong khoảng 5-7 dòng.

Bức tranh mà Nguyễn Khuyến vẽ ra cho người đọc cảm giác quen thuộc ngay từ những câu đầu. Và cảm giác quen thuộc đó bắt nguồn từ chính khung cảnh, cảnh vật quen thuộc mà có lẽ người sống nơi thôn quê nào cũng từng nhìn thấy một lần. Hay đi sâu hơn, đó chính là bức tranh của vùng đồng quê Bắc Bộ khi thu về, với ngõ sâu, với làn ao sóng sánh, với bầu trời cao và sâu như ngọc bích mỗi chiều. Thông qua đôi mắt của nhân vật trữ tình trong cơn say chếnh choáng, nỗi nhớ quê dường như càng tăng lên gấp bội. Nhưng lạ thay, khi “say nhè”, thứ hiện lên trong mắt tác giả lại là hình ảnh quê hướng khi mùa thu chợt ghé, tựa như đó chính là một điểm tựa, nơi nương náu cho tâm hồn những người con đang tha hương.

Ngọc Hương
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question